Khi xưa hồ Hoàn Kiếm (hay còn gọi là hồ Gươm) còn có các tên gọi khác nữa là hồ Lục Thủy (vì nước hồ có màu xanh quanh năm) hay hồ Thủy Quân (dùng để duyệt thủy binh)… Đến thế kỷ XV, gắn với sự tích rùa thần trả gươm báu cho vua Lê nên hồ được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm.
Hồ Hoàn Kiếm (Ảnh sưu tầm)
Nếu như có dịp ghé thăm Hà Nội thì Hồ Hoàn Kiếm là một địa chỉ mà chắc chắn các bạn không thể bỏ lỡ được. Dưới đây RuudNguyen.com sẽ gợi ý cho các bạn những thông tin chi tiết nhất về Hồ Hoàn Kiếm cùng các địa điểm ăn uống vui chơi ở gần hồ.
Giới thiệu về hồ Hoàn Kiếm
Hồ Hoàn Kiếm về đêm (Ảnh sưu tầm)
Hồ Hoàn Kiếm nằm ở chính giữa trung tâm thủ đô, được bao quanh bởi các con phố sầm uất Hàng Khay – Lê Thái Tổ – Đinh Tiên Hoàng. Ngày xưa hồ còn có một số tên gọi khác như hồ Lục Thủy (hồ nước xanh) hay hồ Thủy Quân (bởi nơi đây từng là nơi để huấn luyện thủy binh chiến đấu). Đến thế kỷ XV, gắn với sự tích rùa thần trả gươm báu cho vua Lê nên hồ được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm.
Hồ Hoàn Kiếm là nơi giao thoa, điểm dừng chân lý tưởng bốn mùa: Rực rỡ trong sắc đào Nhật Tân và các lễ hội truyền thống vào mùa xuân; vi vu với những cơn gió xua tan đi cái nóng oi bức của mùa hè; say đắm lòng người với những cành liễu rủ trong hoàng hôn của mùa thu; lộng lẫy trong nắng nhưng hàng cây lá vàng và những giọt mưa phùn ẩm ướt lất phất bay của mùa đông.
Giống như một hình ảnh biểu tượng của thủ đô trong lòng người dân Hà Nội, hồ Hoàn Kiếm trở nên thân thương hơn bao giờ hết. Đây là một điểm dừng chân mà bạn chắc chắn sẽ không thể bỏ lỡ nếu đến thăm Hà Nội.
Di chuyển đến hồ Hoàn Kiếm
Để di chuyển đến hồ Hoàn Kiếm hiện nay có rất nhiều cách, bạn có thể lựa chọn di chuyển bằng phương tiện cá nhân như xe máy, taxi hoặc các phương tiện công cộng.
Xe buýt đi qua hồ Hoàn Kiếm
- Điểm chờ xe bus Bưu điện thành phố Hà Nội, đường Đinh Tiên Hoàng: có xe buýt số 08, 09, 31, 36.
- Điểm chờ xe bus ở ngã ba Lê Thái Tổ, Hàng Trống: có xe buýt số 09, 31, 36.
- Điểm chờ xe bus bãi đỗ xe bờ Hồ: xe buýt số 09, 14.
- Điểm chờ xe bus số 15 Đinh Tiên Hoàng: xe buýt số 36.
- Điểm chờ xe bus Ngân hàng nhà nước Việt Nam: xe buýt số 04, 11, 18, 23, 34 và 40.
- Điểm chờ xe bus Cung văn hóa thiếu nhi Hà Nội: xe buýt số 04, 08, 11, 18, 23 và 40.
Taxi
Nếu đi taxi thì bạn có thể lựa chọn khá đa dạng các loại bao gồm cả taxi truyền thống và taxi công nghệ. Những hãng taxi uy tín như Mai Linh, Taxi group, hoặc nếu muốn rẻ hơn mà không lo bị dắt đi vòng vèo thì có thể chọn taxi công nghệ cao như Grab, uber…
Phương tiện tham quan quanh Hồ Hoàn Kiếm
Xích lô là loại phương tiện rất được du khách chú ý (Ảnh sưu tầm)
Để có được chuyến dạo quanh hồ Hoàn Kiếm một cách trọn vẹn nhất, các bạn có thể tham khảo việc chọn một số loại phương tiện sau:
- Xe máy: Là phương tiện nhỏ gọn, nhanh chóng và rất thích hợp cho những bạn du lịch cá nhân hay theo nhóm muốn tự mình trải nghiệm quanh hồ Hoàn Kiếm. Có rất nhiều địa điểm cho thuê xe máy ở Hà Nội để bạn lựa chọn tuy nhiên nên cân nhắc kỹ vì cuối tuần phố đi bộ hồ Gươm cấm xe máy đi vào.
- Xích lô: Dạo phố bằng xích lô là một gợi ý hấp dẫn nhất giúp du khách có thể thư thái ngồi ngắm nhìn cảnh quan xung quanh chầm chậm để tận hưởng trải nghiệm tốt nhất khi ở thủ đô. Tuy nhiên để tránh tình trạng bị chặt chém, các bạn nên lựa chọn những hãng xích lô có tên tuổi, uy tín cũng như đàm phán giá cả trước với tài xế.
- Xe điện: Đây có lẽ là loại phương tiện mới nhưng lại được rất nhiều du khách lựa chọn. Xe điện chạy qua nhiều tuyến phố cũng như các địa danh, di tích lịch sử ở quanh khu vực hồ Gươm và trong phố cổ. Thời gian hoạt động của xe điện bình thường ban ngày từ 8h30 đến 16h30, còn buổi tối sẽ bắt đầu từ 19h đến 23h. Mỗi ô tô điện có thể chở được tối đa 8 người và di chuyển chạy trong thời gian trung bình từ 35-60 phút/chuyến.
Một vài chú ý khi đi xe buýt:
- Không mang theo những hành lý cồng kềnh, gia súc, gia cầm hay những loại hàng hóa có mùi khó chịu lên xe và khi giờ cao điểm lượng người trên xe khá đông.
- Hãy nhớ quy tắc lên cửa trước, xuống cửa sau; hạn chế đứng gần cửa xuống bởi có thể cản trở người khác hoặc có thể bị móc túi.
- Nếu trường hợp các bạn mua vé lượt thì sau khi nhân viên xé vé từ cuống, bạn nên giữ lại cẩn thận để phòng trường hợp có thanh tra đi kiểm tra.
- Trên xe, bạn nhớ chú ý hành lý của mình; tránh bị móc túi đặc biệt là tại các điểm dừng chờ xe bus.
- Nếu bạn cần sự trợ giúp về hành trình cũng như điểm dừng, bạn nên hỏi nhân viên bán vé hoặc lái xe để nhận được sự tư vấn tốt nhất.
Các địa điểm tham quan ở Hồ Hoàn Kiếm
Sau đây là những địa điểm nổi bật quanh hồ mà mình gợi ý cho các bạn nên ghé qua:
Hồ Hoàn Kiếm
Tháp Rùa long lanh về đêm (Ảnh sưu tầm)
Dĩ nhiên rồi đây là điểm đến chính trong hành trình này. Hồ Hoàn Kiếm có hai đảo nổi: Đảo Ngọc nằm ở phía bắc hồ, có cầu Thê Húc cong cong bắc ngang nối liền ra đảo. Ở giữa hồ là ngọn tháp Rùa cổ kính trăm tuổi in dấu lịch sử cùng năm tháng giữa bốn bề sóng nước xanh biếc.
Vào 2 ngày cuối tuần các tuyến đường phố xung quanh hồ Hoàn Kiếm sẽ trở thành phố đi bộ với nhiều hoạt động hấp dẫn như ẩm thực, âm nhạc đường phố, các trò chơi dân gian…. thu hút rất đông du khách gần xa.
Đền Ngọc Sơn
Đắc Nguyệt Lâu – Lối vào đền Ngọc Sơn (Ảnh sưu tầm)
Đền Ngọc Sơn được xây dựng khoảng vào thế kỷ 19. Đây là một trong những công trình kiến trúc ấn tượng ở Hà Nội. Đền Ngọc Sơn không chỉ là một điểm du lịch tâm linh cổ kính nổi tiếng mà còn là nơi mang đến cho du khách trong và ngoài nước những trải nghiệm ấn tượng.
Nhà hát lớn Hà Nội
Nhà hát lớn nằm tại số 1 Tràng Tiền, Chương Dương, Hoàn Kiếm. Đây là công trình mang nhiều dấu ấn lịch sử tại trung tâm thủ đô Hà Nội còn là địa điểm tổ chức những sự kiện nghệ thuật lớn của nhiều ca nhạc sĩ, nghệ sĩ tên tuổi hàng đầu Việt Nam.
Nhà hát lớn Hà Nội (Ảnh sưu tầm)
Du khách có thể chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo của Nhà hát Lớn Hà Nội hay mua vé vào xem một trong những chương trình biểu diễn để được mục sở thị tận mắt thấy hết nội thất tráng lệ của nhà hát.
Nhà hát múa rối nước Thăng Long
Bên trong nhà hát múa rối nước Thăng Long (Ảnh sưu tầm)
Là một trong những nơi gìn giữ nét văn hóa dân tốc. Tại đây tiếp nối các chương trình biểu diễn nghệ thuật múa rối nước nổi tiếng nhất ở Việt Nam, thu hút rất đông du khách du lịch trong và ngoài nước. Nhà hát được mở cửa tất cả các ngày trong tuần cũng là một nơi đáng ghé thăm trong chuyến thăm quan.
Phố cổ Hà Nội
Phố cổ Hà Nội (Ảnh sưu tầm)
Ở cạnh Hồ Gươm chính là khu phố cổ như người xưa hay gọi là Hà Nội 36 phố phường. Có thể kể tên một số phố như Hàng Ngang, Hàng Đào, Hàng Đường, Hàng Mã, Hàng Bạc… đây là những nơi du khách có thể thưởng thức ẩm thực, tham quan các tuyến phố, khám phá cuộc sống và văn hóa của người Tràng An.
Đền Bà Kiệu
Đền Bà Kiệu (Ảnh sưu tầm)
Đền còn có tên gọi khác là Thiên Tiên điện, tọa lạc tại địa chỉ số nhà 59 Đinh Tiên Hoàng. Đây là một trong những công trình đền mẫu được dựng sớm nhất ở nước ta. Trong đền thờ 3 vị nữ thần: Liễu Hạnh công chúa, Quỳnh Hoa và Quế Nương.
Tràng Tiền Plaza
Tràng Tiền Plaza (Ảnh sưu tầm)
Nằm ở ngay ngã tư Tràng Tiền – Hàng Bài, là điểm đến ưa thích với các tín đồ yêu mua sắm. Đây cũng là trung tâm mua sắm cao cấp bậc nhất ở Hà Nội. Và là một trong những điểm rất đông các bạn trẻ vào mỗi mùa cưới thường lui tới chụp ảnh.
Phố Đinh Lễ
Phố sách Đinh Lễ (Ảnh sưu tầm)
Đã từ lâu nói đến Đinh Lễ là nói tới “thiên đường” sách ở Hà Nội, chỉ vẻn vẹn một dãy phố ngắn nhưng tại đây bán khá đa dạng các chủng loại sách từ sách chuyên ngành, lịch sử, văn học, triết học, kinh tế… đến đồ chơi trẻ em.
Tượng đài Lý Thái Tổ
Tượng đài Lý Thái Tổ (Ảnh sưu tầm)
Tượng đài Lý Thái Tổ được đặt tại vườn hoa Chí Linh trên đường Đinh Tiên Hoàng. Đây là công trình kiến trúc văn hóa tiêu biểu ở hồ Hoàn Kiếm nhằm tôn vinh vị và tri ân công lao của vị vua đã mở đầu cho sự phát triển kinh thành Thăng Long.
Tượng đài Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh
Tượng đài Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh (Ảnh sưu tầm)
Tượng đài được xây dựng từ năm 2004 với hình ảnh đẹp về người chiến sĩ vệ quốc quân và cô gái thủ đô trong trang phục truyền thống ở tư thế chiến đấu – toát lên lòng yêu nước, tinh thần dũng cảm, bất khuất của quân và dân thủ đô trong những ngày đầu kháng chiến chống Pháp.
Khu di tích tượng đài vua Lê
Khu di tích tượng đài vua Lê Thái Tổ nằm ở số 18 Lê Thái Tổ, được hoàn thành vào cuối thế kỉ 19 trên khu vực đền thờ cũ. Tượng cao 12m với tạo dáng tượng trong tư thế đứng, tay phải cầm kiếm, tay trái chống vào hông. Đầu đội mũ bình thiên, bốn góc có treo kim tòng, mặc áo long bào, đeo đai lưng.. Ở phía trước tượng là nhà phương đình xây gạch với hai tầng mái.
Tháp Hòa Phong
Nằm bên bờ hồ là tháp Hòa Phong. Đây là di tích cổ còn sót lại của chùa Báo Ân sau khi đã bị người Pháp phá hủy để lấy đất xây bưu điện.
Ăn gì ngon quanh Hồ Hoàn Kiếm
Bên cạnh những địa điểm thăm quan du lịch ở trên, xung quanh hồ Hoàn Kiếm còn có điểm ấn tượng nữa đấy là bạn đang ở rất gần thiên đường ẩm thực, một nơi tuyệt vời dành cho các tín đồ mê ăn uống. Dưới đây là một số gợi ý tham khảo cho các bạn ghé qua. Nếu địa chỉ quán đã thay đổi các bạn có thể gửi thư thông báo để mình update lại sớm nhất nhé!
Ngõ chợ Đồng Xuân
Đây là địa chỉ quen thuộc với khá nhiều lựa chọn hấp dẫn khi du khách ghé thăm. Khi đến đây các bạn sẽ được thưởng thức những món ăn ngon nức tiếng như bún chả, bún ngan, bún riêu, phở tíu, các loại chè… với giá cả cực kỳ bình dân. Ngoài ra các bạn có thể kết hợp vào mua sắm trong chợ Đồng Xuân nhé.
Bún chả Hàng Buồm
Bún chả Hàng Buồm (Ảnh sưu tầm)
- Địa chỉ tham khảo: 43 Hàng Buồm
Bún đậu Hàng Khay
Bún đậu Hàng Khay (Ảnh sưu tầm)
- Địa chỉ tham khảo: ngõ 31 phố Hàng Khay
Ốc luộc phố Đinh Liệt
Ốc luộc Đinh Liệt (Ảnh sưu tầm)
- Địa chỉ tham khảo: số 1 Đinh Liệt
Bún thang Cầu Gỗ
Búng thang Cầu Gỗ (Ảnh sưu tầm)
- Địa chỉ tham khảo: 48 Cầu Gỗ
Nộm Hồ Hoàn Kiếm
Nộm bò khô (Ảnh sưu tầm)
- Địa chỉ tham khảo: 23 Hồ Hoàn Kiếm
Chè 4 mùa Hàng Cân
Chè 4 mùa Hàng Cân (Ảnh sưu tầm)
- Địa chỉ tham khảo: số 4 Hàng Cân
Cafe Đinh
Cafe Đinh (Ảnh sưu tầm)
- Địa chỉ tham khảo: 13 Đinh Tiên Hoàng
Kem Tràng Tiền
Kem ốc quế Tràng Tiền (Ảnh sưu tầm)
- Địa chỉ tham khảo: 35 Tràng Tiền
Kem Thủy Tạ
Nhà hàng Kem Thủy Tạ (Ảnh sưu tầm)
- Địa chỉ tham khảo: số 2 Lý Thái Tổ
Kem Bodega
Kem Bodega Tràng Tiền (Ảnh sưu tầm)
- Địa chỉ tham khảo: 57 Tràng Tiền
Mua sắm gì ở quanh khu vực hồ Hoàn Kiếm
Đặc sản ô mai hàng đường Hà Nội (Ảnh sưu tầm)
Xung quanh hồ khá nhiều quán để các bạn lựa chọn mua về để làm quà cho bạn bè cũng như người thân chẳng hạn như đồ thủ công, những món quà nhỏ xinh xắn, quần áo, giày dép, các món đặc sản ẩm thực ở Hà Nội như bánh cốm, ô mai…
Phố Hàng Ngang, Hàng Đào, Hàng Mã, Hàng Bạc, Hàng Đường, chợ Đồng Xuân… là một số trong các điểm có nhiều quán để các bạn có thể thỏa sức mua sắm. Theo chia sẻ của các du khách đã trải nghiệm thì các bạn nên đi mua sắm vào buổi chiều vì các cửa hàng ở đây rất kiêng việc khách hàng đến vào buổi sáng để hỏi đồ hay mặc cả nhưng lại không mua gì.
Hy vọng những thông tin trên đây của mình sẽ giúp bạn có một chuyến du lịch “tà tưa” quanh Hồ Hoàn Kiếm thật thú vị và đáng nhớ.
Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Hà Nội
Thảo luận về điều này post