Hà Nam không những gần thủ đô Hà Nội mà còn nổi tiếng với phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, đến đây bạn còn có cơ hội thưởng thức những món ngon Hà Nam hay những món bánh đặc sản ở Hà Nam đơn giản không cầu kỳ mà vẫn đáng nhớ nếu đã một lần ăn thử. Sau đây là những món ngon đặc sản Hà Nam nên thưởng thức nếu du lịch ở Hà Nam: chuối ngự Đại Hoàng, bánh cuốn chả Phủ Lý, cá kho niêu đất làng Vũ Đại… Nên ăn gì khi đi du lịch Hà Nam? Hãy cùng tham khảo những gợi ý của RuudNguyen.com dưới đây nhé.
Ăn gì khi đến Hà Nam
Cá kho niêu
Nhắc tới Hà Nam, chắc bạn sẽ nhớ ngay tới tác phẩm kinh điển “Làng Vũ Đại ngày ấy” ( Vũ Đại tên làng nổi tiếng gắn với tác phẩm Chí Phèo của nhà văn tên tuổi Nam Cao) đặc tả cuộc sống vùng nông thôn trong xã hội thực dân nửa phong kiến của Việt Nam.
Cá kho niêu – Đặc sản ẩm thực Hà Nam (Ảnh sưu tầm)
Được làm từ cá trắm đen, sau khi rửa sạch được tẩm ướp gia vị theo bí quyết riêng của người dân làng Vũ Đại. Gắn với làng Vũ Đại, món “cá kho niêu” nổi tiếng khắp chốn gần xa – nơi đã mang Hà Nam tới gần với thế giới hơn. Món ăn này được xem là đặc sản cá kho Hà Nam được chế biến kì công này luôn là lựa chọn số 1 cho du khách mỗi lần đi du lịch Hà Nam.
Bún cá rô đồng
Cá rô đồng đánh bắt ngoài tự nhiên có vị ngọt không lẫn vào đâu được (Ảnh sưu tầm)
Bánh đa cá rô đồng ở đất Phủ Lý không thể lẫn vào đâu được bởi hương vị từ nước dùng, thịt cá, rau cải, rau thơm đều mang một vị đặc trưng riêng. Có thể đâu đó trên khắp mảnh đất hình chữ S vẫn có nhiều nơi bán bánh đa cá rô nhưng thịt cá không phải là cá rô đồng mà là cá rô phi, cá rô lai.
Vào mùa lúa làm đòng từ tháng 6 đến tháng 9 là lúc cá có trứng và béo nhất. Người dân thường dùng các dụng cụ như: Cần câu, lừ rô, cặm, lưới… để đánh bắt. Ngoài ra, để phục vụ cho nhu cầu của thực khách thì nhiều gia đình đã chăn nuôi cá rô đồng với số lượng lớn…
Bánh cuốn Phủ Lý
Nếu như “cá kho niêu” được coi là kinh điển thì “bánh cuốn Phủ Lý” được coi là đặc sản của vùng đất Hà Nam. Bánh cuốn ăn kèm với chả nướng – Làm từ thịt lợn, sau khi tẩm ướp và nướng trên than hồng rực lửa. Ngoài ra, một yếu tố làm món ăn này được du khách đánh giá tốt bởi nước chấm.
Bánh cuốn chả Phủ Lý thơm ngon nức tiếng tại Hà Nam (Ảnh sưu tầm)
Bánh không nhân ăn kèm với rau sống, chả nướng chín thơm trên than hồng sẽ làm nức lòng gout ẩm thực tinh tế của bạn. Chả nướng được làm rất công phu từ nguyên liệu thịt heo tươi qua quá trình tẩm ướp gia vị phức tạp rồi mang nướng đều tay trên than hồng. Tiếp đó là nước chấm chua ngọt kèm theo đĩa bánh trắng ngần phía trên có rắc chút hành khô phi thơm.
Bún Tái Kênh
Bún Tái Kênh (Ảnh sưu tầm)
Nhắc tới món ngon Hà Nam không thể quên tên gọi bún Tái Kênh làm rạo rực lòng người. Bún trắng sợi dẻo và săn, nhìn hấp dẫn trở thành nguyên liệu để chế biến nhiều món ăn từ bún khác: bún phở,bún mọc, bún chả, bún giò heo. Đây là món ăn dân dã, không hề xa xỉ mà vẫn ấm lòng người khi tới Hà Nam.
Để làm nên những mẻ bún thơm ngon, việc quan trọng đầu tiên là bí quyết từ khâu chọn gạo. Gạo làm bún phải là gạo Khang dân, gạo Ải – loại gạo khi nấu phải khô. Các loại gạo như gạo Tạp giao, gạo Tám không dùng làm bún được vì loại gạo dẻo này khi làm các sợi bún sẽ bị nát và dính bết vào nhau.
Chuối ngự Đại Hoàng
Chuối ngự Đại Hoàng (Ảnh sưu tầm)
Chuối ngự là loại giống chuối lưỡng bội, có nguồn gốc từ Làng Đại Hoàng, phủ Lý Nhân, nay là xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam nổi tiếng với đặc sản chuối ngự “tiến vua”. Loại chuối này được rất nhiều người biết đến bởi đây là quê hương của nhà văn Nam Cao, được biết đến với cái tên “làng Vũ Đại” trong tác phẩm văn học kinh điển ấy.
Đây là giống chuối ngon xếp đầu bảng trong hơn 30 giống chuối ở Việt Nam. Là một trong những loại hoa quả vô cùng thơm ngon, bổ dưỡng. Ngày nay, mỗi dịp Tết đến hay rằm, mùng 1 hàng tháng chuối ngự được khá nhiều người sử dụng. Bởi cứ cận Tết, có rất nhiều người “săn” chuối ngự “tiến vua” ở làng Đại Hoàng nên loại chuối này trở nên đắt giá, cháy hàng. Người dân và các thương lái cũng được mùa thu hoạch và kinh doanh loại chuối trứ danh.
Còn khá nhiều món ăn ngon khác đáng để bạn thử: Mắm cáy Bình Lục, Bún cá rô đồng, Quýt Lý Nhân, Hồng Nhân Hậu. Bạn cũng có thể mua Rượu làng Vọc hoặc bánh đa Phúc ở Hà Nam về làm quà biếu tặng.
Mắm cáy Bình Lục
Để làm nên loại mắm cáy thơm ngon đặc biệt, người làm mắm phải chọn được những con cáy tươi ngon nhất. Cáy sau khi bắt từ đồng về, được rửa sạch rồi đem giã nhuyễn trong cối đá. Trong quá trình nêm giã sẽ nêm muối tinh đủ độ mặn, cho tất cả vào một hũ sành cùng với giềng hoặc gừng đập dập. Tiếp theo lấy vải màn bịt chặt hũ lại phơi nắng một ngày rồi đem chôn dưới đất, để càng lâu mắm cáy càng có mùi vị thơm ngon, hấp dẫn.
Đặc sản mắm cáy Bình Lục Hà Nam (Ảnh sưu tầm)
Mắm cáy khi thành phẩm sẽ có màu sắc rất bắt mắt, mắm hội đủ mùi vị, có vị mằn mặn của muối, vị béo, bùi của giềng, vị ấm nóng của gừng… Mắm cáy Bình Lục đã trở thành một sản phẩm độc đáo. Nhiều đoàn khách du lịch đi qua Hà Nam đều không quên ghé chân mua mắm cáy Bình Lục về làm quà. Mắm cáy rất thích hợp dùng để chấm thịt luộc, rau luộc và xào nấu thức ăn…
Rượu làng Vọc
Đặc sản rượu làng Vọc Hà Nam (Ảnh sưu tầm)
Làng Vọc, thuộc huyện Bình Lục, Hà Nam nổi tiếng với rượu một loại sản vật quý giá của người dân nơi. Rượu có vị ngọt đậm đà, mùi thơm đặc trưng của 36 loại thuốc Bắc, loại rượu này không say. Bạn cũng có thể mua rượu làng Vọc làm quà tặng người thân, bạn bè.
Rượu làng Vọc cũng là đặc sản tiến vua giống như Chuối Ngự Đại Hoàng của tỉnh Hà Nam. Tương truyền, từ thế kỷ XIII, trên dòng Ninh Giang, thuyền rồng của nhà Vua, thuyền buôn của các “chú Khách” thường xuyên về làng Vọc chở gạo, chở rượu đi giao dịch thập phương. Rượu làng Vọc đã “theo chân” thương nhân vào đến xứ Thanh, xứ Nghệ, lên xứ Lạng, Lào Cai, rồi được cung tiến dâng Vua ngự lãm.
Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Hà Nam
Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch chùa Tam Chúc – ngôi chùa lớn nhất thế giới
Thảo luận về điều này post