Cột cờ Hà Nội là công trình còn khá nguyên nguyên vẹn tới ngày nay. Đây là di tích rất độc đáo trong quần thể di tích Hoàng thành Thăng Long. Từ trước đến nay nơi đây vẫn luôn được coi là một trong những biểu tượng cho thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến. Bên cạnh các địa điểm khác như hồ Hoàn Kiếm, Văn Miếu Quốc Tử Giám, Lăng Bác đều đậm chất văn hóa Hà Nội.
Giới thiệu đôi nét về Cột cờ Hà Nội
Cột cờ Hà Nội tọa lạc trên phố Điện Biên Phủ đối diện với công viên Lenin. Công trình được xây dựng vào năm 1812 dưới triều đại vua Gia Long.
Cột cờ Hà Nội uy nghi (Ảnh sưu tầm)
Trên đỉnh cao nhất là lá quốc kỳ vẫn tung bay trong gió mỗi ngày từ năm 1986. Lá cờ đỏ sao vàng là biểu tượng quan trọng cho sự thống nhất đất nước. Thể hiện ý chí vươn mình và sức mạnh của Việt Nam trong nền kinh tế kỷ nguyên cách mạng công nghiệp 4.0.
Khi du khách bước lên các bậc thang dẫn tới đỉnh cột cờ thì sẽ được ngắm nhìn bảo tàng quân sự và Công viên Lê-nin bình dị bên dưới. Sau đó lui tới bảo tàng ngay bên cạnh để tìm hiểu thêm về lịch sử quân sự Việt Nam.
Cột cờ được xây dựng trên phần đất thuộc phía nam của Hoàng thành Thăng Long. Đây là nơi có nền đất cũ của tòa thành Tam Môn được xây dựng dưới triều vua Lê.
Cột cờ được xây dựng từ năm 1805 đến 1812 dưới thời trị vì của vua Gia Long để làm đài quan sát. Cột cờ Hà Nội cũng là địa điểm được nhiều người dân và du khách chọn làm điểm ghé qua mỗi khi đi du lịch Hà Nội. Điều ấn tượng đầu tiên khiến mọi du khách khi đến thăm nơi này chính là nét kiến trúc độc đáo, cổ kính đã trải dài qua năm tháng.
Cột cờ nhìn từ hướng công viên Le Nin (Ảnh sưu tầm)
Cột cờ Hà Nội ở đâu?
- Địa chỉ: Cột cờ nằm trên đường Điện Biên Phủ, Q Ba Đình.
- Giá vé tham khảo: 20.000 đồng/người.
- Giờ mở cửa tham khảo: 9h đến 17h
Du khách đến Hà Nội cũng không phải đi quá xa trung tâm. Để ra đây bạn cứ hỏi đường ra Lăng Bác là sẽ đi qua khu này. Nếu bạn có dư về thời gian thì nên kết hợp thêm thăm Lăng Bác. Từ hồ Gươm đi ra tới Cột cờ chỉ khoảng 1km. Du khách có thể đi taxi hoặc xe bus hoặc tản bộ để ngắm cảnh phố phường.
Cột cờ Hà Nội có gì đặc biệt?
Về kiến trúc thì cột cờ Hà Nội được xây dựng gồm ba tầng đế và một tòa tháp cao. Các tầng đế có hình chóp vuông cụt có diện tích nhỏ dần, và được xếp chồng lên nhau từ nhỏ đến lớn.
Cột cờ Hà Nội địa điểm thu hút các bạn trẻ (Ảnh sưu tầm)
Tầng một có chiều dài mỗi cạnh là 42,5m và cao 3,1m. Hai mặt có cầu thang gạch dẫn lên tầng hai. Tầng hai có chiều dài mỗi cạnh là 27m và cao 3,7m. Tầng hai có 4 cửa được đắp tên khác nhau. Cửa Đông đắp hai chữ “Nghênh Húc” (hiểu là đón ánh sáng ban mai), cửa Tây với hai chữ “Hồi Quang” (hiểu là ánh sáng phản chiếu), cửa Nam với hai chữ “Hướng Minh” (hiểu là hướng về ánh sáng). Chỉ có cửa Bắc không có chữ đề.
Cột cờ Hà Nội tung bay trong gió (Ảnh sưu tầm)
Tầng ba có chiều dài mỗi canh dài 12,8m và cao 5,1m. Tầng ba có cửa lên cầu thang trông ra hướng Bắc. Trên tầng này là thân Cột Cờ cao 18,2m. Thân cột cờ mang hình trụ tám cạnh, thon dần lên trên, mỗi cạnh đáy rộng chừng 2m. Trong thân có cầu thang 54 bậc xây xoáy tròn ốc lên tới đỉnh. Toàn thể được thoát khí và lấy ánh sáng bằng 39 lỗ hình dẻ quạt.
Cột cờ nhìn từ hướng bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam (Ảnh sưu tầm)
- Nhìn ra phía Bắc của Cột cờ có rất nhiều di tích cổ như Đoan Môn, Lầu Công chúa, Cửa Bắc.
- Nhìn ra phía Đông xa xa là Bưu điện soi bóng xuống Hồ Gươm lịch sử.
- Nhìn về hướng Tây không quá xa đó là Quảng trường Ba Đình, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Còn hướng Nam là một không gian được mở rộng với nhiều kiến trúc tiêu biểu của Hà Nội.
Cột cờ Hà Nội – điểm chụp ảnh check in lý tưởng của các bạn trẻ (Ảnh sưu tầm)
Đỉnh Cột Cờ là một cái lầu hình bát giác có độ cao 3,3m và 8 cửa sổ tương ứng với tám cạnh. Giữa lầu là một hình trụ tròn, đường kính 40cm cao đến đỉnh, là chỗ để cắm cán cờ (cán cờ cao 8m). Toàn bộ Cột Cờ cao 33,4m tính thêm cán cờ thì là 41,4m.
Các địa điểm tham quan gần Cột cờ
Nhà hát lớn Hà Nội
Nhà hát lớn là địa điểm du lịch nổi tiếng ở Hà Nội (Ảnh sưu tầm)
Nhà hát lớn nằm tại số 1 Tràng Tiền, Chương Dương, Hoàn Kiếm. Đây là công trình mang nhiều dấu ấn lịch sử tại trung tâm thủ đô Hà Nội còn là địa điểm tổ chức những sự kiện nghệ thuật lớn của nhiều ca nhạc sĩ, nghệ sĩ tên tuổi hàng đầu Việt Nam. Du khách có thể chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo của Nhà hát Lớn Hà Nội hay mua vé vào xem một trong những chương trình biểu diễn để được mục sở thị tận mắt thấy hết nội thất tráng lệ của nhà hát.
Quảng trường Ba Đình
Quảng trường Ba Đình là quảng trường lớn nhất Việt Nam, tọa lạc nằm trên đường Hùng Vương, phía trước Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Quảng trường Ba Đình có diện tích rộng với nhiều ô cỏ lớn giống như hình tượng những chiếc chiếu trải trên sân đình ở các làng quê Việt Nam xưa, xen giữa là lối đi rộng 1,4 m. Giữa Quảng trường uy nghiêm chính là cột cờ Tổ quốc.
Các địa điểm du lịch ở Hà Nội: Lăng Bác và quảng trường Ba Đình (Ảnh sưu tầm)
Lịch sử trước đây quảng trường là một khu vực tọa lạc trong phạm vi Hoàng thành Thăng Long. Năm 1894, khi thực dân Pháp chiếm đóng Hà Nội đã xây một vườn hoa nhỏ gọi là Quảng trường Tròn hay còn gọi là Quảng trường Pugininer. Sau ngày Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Quảng trường Tròn được đặt tên là Vườn hoa Ba Đình hay còn gọi là Quảng trường Ba Đình. Tại đây, vào ngày 02/09/1945, Chính phủ Cách mạng lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chính thức ra mắt quốc dân đồng bào và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong những năm Pháp tạm chiếm Hà Nội (1947-1954), Phủ Toàn quyền Pháp đã đổi tên quảng trường thành Vườn hoa Hồng Bàng. Năm 1954, khi quân đội ta về tiếp quản thủ đô thì nơi đây lại được trả lại tên Quảng trường Ba Đình.
Hiện nay nghi lễ chào cờ hàng ngày được bắt đầu vào lúc 6h (mùa hè từ 01/4 đến 31/10) và 6h30 (mùa đông từ 01/11 đến 31/3 năm sau đó) và Lễ hạ cờ diễn ra lúc 21h mỗi tối.
Hồ Gươm
Hồ Gươm mùa thu (Ảnh sưu tầm)
Nằm ngay trung tâm thủ đô chính là hồ Hoàn Kiếm – hồ gắn liền với những câu chuyện lịch sử quan trọng của thủ đô. Xung quanh hồ Hoàn Kiếm còn là một quần thể kiến trúc lịch sử đa dạng, trở thành một điểm đến đặc biệt không thể bỏ qua cho bất kỳ ai đến du lịch Hà Nội.
Được mệnh danh là trái tim của thủ đô, dưới thời vua Lê thì hồ Hoàn Kiếm có tên là hồ Thủy Quân. Theo truyền thuyết được truyền lại tại hồ Thủy Quân, vua Lê đã trả gươm cho rùa vàng, nên hồ Hoàn Kiếm có tên từ đó.
Giữa lòng hồ là Tháp Rùa cổ kính, xung quanh hồ là những di sản có ý nghĩa và giá trị còn nguyên vẹn như đền Ngọc Sơn, Tháp Bút, cầu Thê Húc dẫn vào lầu Đắc Nguyệt, Đài Nghiên… Tất cả đều là những biểu tượng làm nên nét đẹp của thủ đô ngàn năm văn hiến. Với không gian cổ kính, không khí trong lành, nơi đây là điểm đến thu hút được đông đáo giới trẻ ưa thích, được các cặp đôi chọn làm nơi chụp ảnh hay đi bộ cuối tuần. Không chỉ thế hồ Hoàn Kiếm là một trong những điểm hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước.
Phố cổ Hà Nội
Phố cổ Hà Nội một chiều nắng vàng (Ảnh sưu tầm)
Phố Cổ Hà Nội là một điểm du lịch khó có thể bỏ qua khi ghé thăm mảnh đất Hà Thành. Tới Phố Cổ bạn sẽ có cơ hội tìm hiểu về cuộc sống, văn hóa, người Tràng An. Ngoài ra, các bạn còn được thưởng thức và khám phá những nét độc đáo ẩm thực ở Hà Nội mà không lẫn vào đâu được.
Con đường gốm sứ
Con đường gốm sứ được xây dựng năm 2008 để chào mừng lễ kỉ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Đây là một trong những địa điểm du lịch độc đáo không thể bỏ qua khi đến với thủ đô. Nơi đây đã được tổ chức kỉ lục Guiness công nhận là bức tranh gốm dài nhất thế giới.
Con đường gốm sứ địa điểm du lịch độc đáo ở Hà Nội (Ảnh sưu tầm)
Trên đây là những địa điểm du lịch Hà Nội mà các bạn có thể đi trong ngày khi đã ghé thăm thủ đô. Bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều địa điểm hấp dẫn khác đang đón chờ bạn khám phá. Các bạn có thể xem các bài viết khác về du lịch Hà Nội trên trang của mình nhé.
Văn Miếu Quốc Tử Giám
Khuê Văn Các – Văn Miếu Quốc Tử Giám (Ảnh sưu tầm)
Được xây dựng hoàn thành từ những năm thế kỷ thứ 11, Văn Miếu – Quốc Tử Giám gồm hai công trình chính. Một là Văn Miếu, nơi thờ các bậc hiền triết, thánh nhân của đạo Nho. Hai là Quốc Tử Giám, được xem như trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Từ lúc ban đầu dành cho con của vua chúa và các bậc quý tộc, sau mở rộng cho cả thường dân với tài trí hơn người.
Ngày nay, Văn Miếu – Quốc Tử Giám là nơi các sĩ tử đến cầu may mắn trong việc học hành, công việc, đặc biệt là trước các kì thi để mong cầu được đỗ đạt cao.
Nhà thờ lớn Hà Nội
Kiến trúc cổ kính độc đáo của Nhà thờ lớn (Ảnh sưu tầm)
Nhà thờ Lớn nằm ở 40 phố Nhà Chung, Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Về tổng thể, công trình mang phong cách kiến trúc Gothic châu Âu, nhưng vẫn có sự kết hợp hài hòa với kiến trúc bản địa được thể hiện ở hệ thống mái ngói đất nung, cách trang trí nội thất đậm chất truyền thống Việt Nam. Chình vì vậy nó chính là sản phẩm của sự giao thoa văn hóa Đông Tây rất đặc sắc.
Bạn sẽ không khó để tìm được nhà thờ lớn trong khu vực phố cổ sầm uất. Mang kiểu kiến trúc Gothic đặc trưng, cùng mảng tường vôi đã ngả màu theo năm tháng, nhà thờ lớn gợi lên những nét cổ xưa cho khi du khách đến thăm quan.
Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Hà Nội
Xem thêm: Những đặc sản Hà Nội làm quà “ý nghĩa” cho người thân
Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Văn Miếu Quốc Tử Giám Hà Nội
Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch khu Phố cổ Hà Nội
Discussion about this post