Hà Nam là một tỉnh của Việt Nam luôn được mọi người biết đến là một mảnh đất yên bình, chân chất. Người dân Hà Nam luôn hiền hòa và cực kì mến khách. Mặc dù du lịch Hà Nam chưa phát triển như nhiều tỉnh thành khác tại Việt Nam nhưng mỗi năm vẫn có rất đông du khách đến với mảnh đất này. Trong thời gian gần đây, Hà Nam càng trở nên hấp dẫn nhờ vào khu du lịch chùa Tam Chúc – ngôi chùa lớn nhất thế giới. Nếu như các bạn đang có ý định ghé thăm Chùa Tam Chúc thì đừng quên xem kinh nghiệm trong bài viết dưới đây mà RuudNguyen.com chia sẻ nhé.
Quần thể chùa Tam Chúc toạ lạc tại thị trấn Ba Sao (tỉnh Hà Nam) vẫn đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện. Để hoàn thành dự án này, nhà đầu tư dự kiến phải mất thêm 30 năm nữa. Khi đó, Tam Chúc sẽ trở thành ngôi chùa lớn nhất thế giới với diện tích quần thể lên tới 5.000 ha. Ngoài ra, ngôi chùa này còn được tạc 1.200 bức tượng bằng dung nham núi lửa và sở hữu nhiều báu vật trên thế giới.
Kinh nghiệm du lịch chùa Tam Chúc – Hà Nam
Chùa Tam Chúc nằm ở đâu?
Chùa Tam Chúc nằm trong khu du lịch Tam Chúc và có vị trí rất đặc biệt. Có thể xem chùa Tam Chúc như là một cầu nối giữa chùa Hương với chùa Bái Đính, Tràng An thuộc tỉnh Ninh Bình. Chùa nằm ở thị trấn Ba Sao, Kim Bảng, Hà Nam.
Chùa Tam Chúc đang là điểm “làm mưa làm gió” trong thời gian gần đây (Ảnh: Hương Phiêuu)
Chùa Tam Chúc là một ngôi chùa cổ tâm linh có từ ngàn đời đời nay, xây dựng từ thời nhà Đinh. Theo người dân kể lại thì chùa gắn liền với truyền thuyết ” Tiền Lục nhạc – hậu Thất Tinh”. Ngày trước ở gần làng Tam Chúc có 7 ngọn núi và trên ngọn núi đó xuất hiện 7 đốm sáng giống như 7 ngôi sao nên người ta đặt tên là núi “Thất Tinh”. Vì thế, vào thời nhà Đinh thì ngôi chùa này được xây dựng và lấy tên là chùa Thất Tinh. Nhưng sau đó, có người đã tìm tới núi Thất Tinh với mục đích lấy đi các ngôi sao sáng đó. Họ đã chất củi và đốt làm cho 4 ngôi sao bị mờ, còn 3 ngôi sao nữa thì vẫn còn sáng. Do đó, chùa Thất Tinh đổi tên là chàu Ba Sao hay được gọi là chùa Tam Chúc cổ.
Cách di chuyển đến chùa Tam Chúc
Chùa Tam Chúc chỉ cách thành phố Phủ Lý khoảng 10km chính vì vậy việc di chuyển đến đây cũng khá dễ dàng. Có nhiều cách mà bạn có thể lựa chọn để di chuyển đến chùa Tam Chúc.
Chùa Tam Chúc (Ảnh: Hương Phiêuu)
Đi bằng xe khách, ô tô riêng hoặc taxi
Có nhiều cách để bạn có thể di chuyển đến chùa Tam Chúc (Ảnh: Hương Phiêuu)
Nếu đi từ Hà Nội và di chuyển bằng phương tiện ô tô, bạn có thể di chuyển tới đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ rồi tới quốc lộ 38 ở Duy Tiên thì rẽ vào đường quốc lộ 1A. Sau đó là bạn hướng tới Kim Bảng rồi đi về thị trấn Ba Sao. Hoặc bạn có thể đi thẳng quốc lộ 1A. Khi tới Phủ Lý thì bạn rẽ hướng quốc lộ 12A. Đi khoảng 12km, bạn sẽ đặt chân tới thị trấn Ba Sao. Lúc này bạn hỏi người dân đường đi tới chùa.
Xe bus
Nếu bạn muốn tiết kiệm hơn thì có thể đi bằng xe bus. Tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có tuyến xe bus nào đưa du khách đến thẳng chùa. Bạn chỉ có thể đi xe bus từ Hà Nội đến thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam rồi sau đó tiếp tục bắt xe ôm đi đến chùa.
Xe máy
Đối với việc di chuyển bằng xe máy, bạn có thể đi theo đường quốc lộ 1A, sau đó là hướng tới quốc lộ 12A như ở trên. Khi tới đây, bạn có thể hỏi người dân hoặc bật định vị để tìm vị trí và đường đi chính xác của chùa.
Những khu vực chính của chùa Tam Chúc
Chùa Ngọc
Chùa Ngọc được xây dựng trên đỉnh núi (Ảnh: Hương Phiêuu)
Chùa Ngọc trên đỉnh núi Thất Tinh là một trong những điểm tham quan chính của khu du lịch. Chùa được làm hoàn toàn bằng đá granit đỏ, bên trong thờ tượng Đức Phật bằng hồng ngọc nặng 4.000 kg. Để lên chùa, du khách phải leo lên 299 bậc thang đá. Từ đây, bạn có thể ngắm toàn cảnh chùa Tam Chúc.
Điện Tam Bảo
Ba bức tượng Phật trong điện Tam Thế (Ảnh: Hương Phiêuu)
Ngay sau khi bước chân vào cổng chùa Tam Chúc thì điện Tam Bảo sẽ là công trình đầu tiên mà bạn nhìn thấy. Điện Tam Bảo có diện tích rất lớn lên đến 5100m2 và có thể chứa được cùng một lúc khoảng 5000 người. Bên trong điện có 3 bức tượng Phật được làm bằng đồng. Mỗi bức có trọng lượng lên đến 80 tấn. Phía sau mỗi bức tượng Phật là một cánh sen dát vàng.
Điện thờ Pháp Chủ Thích Ca Mâu Ni
Các bức phù điêu được tạc thủ công từ những viên đá lấy từ miệng núi lửa (Ảnh: Hương Phiêuu)
Bên trong khu vực này có đặt một bức tượng Phật khổng lồ nặng 200 tấn. Đây cũng là bức tượng Phật lớn nhất tại Đông Nam Á tính đến thời điểm hiện tại.
Vườn Kinh
Những chiếc cột nặng 200 tấn được đặt tại Vườn Kinh (Ảnh: Hương Phiêuu)
Tại vườn Kinh người ta đặt 99 chiếc cột được làm bằng đá. Mỗi chiếc cột tại đây có trọng lượng lên tới 200 tấn và cao 13,5m. Trên mỗi cột đinh lại được khắc những bãi kinh để du khách đến đây tham quan có thể vừa ngám nhìn, vừa tụng kinh cầu nguyện.
Đình Tam Chúc
Lối ra Đình Tam Chúc (Ảnh: Hương Phiêuu)
Đây là khu vực thờ hoàng hậu nhà Đinh có tên Dương Thị Nguyệt. Theo tương truyền trước kia trong cuộc chiến dẹp loạn 12 sứ quân, Đinh Bộ Linh đã đến đây để chiêu mộ binh mã. Khi thắng trận và lên ngôi hoàng đế, nhà vua đã ra lệnh cho xây đền thờ tại đây.
Chùa Tam Chúc Có Gì Nổi Bật?
Các bức phù điêu được tạc thủ công bằng tay (Ảnh: Hương Phiêuu)
Chùa có pho tượng Phật khổng lồ nặng lớn nhất ở Đông Nam Á, tới 200 tấn. Pho tượng này được thờ trong điện thờ Pháp Chủ Thích Ca Mâu Ni. Chùa có thiên thạch “Mảnh ghép mặt trăng” với trọng lượng là 5,5kg, trị giá lên tới là 600.000 USD, tương đương là 14 tỷ đồng Việt Nam.
Cây Bồ Đề quý được đặt ở chính điện Điện Tâm Thế do chủ tịch Quốc hộ Sri Lanka tặng. Cây Bồ Đề này có tuổi thọ lên tới 2.250 tuổi, là báu vật ở nước Sri Lanka.
Ngoài hai đặc điểm nổi bật ở trên thì chùa còn được bao quanh bởi 12.000 bức tranh đá cùng với 1.000 cột knih đá do người Hồi giáo Indonesia tạc tặng. Những hình ảnh này trên bức tranh đá được tạc tạo ra hình ảnh ấn tượng khiến cho những người nhìn đều phải suy ngẫm.
Một vài lưu ý cần nhớ khi đi du lịch chùa Tam Chúc
Chùa Tam Chúc (Ảnh: Hương Phiêuu)
Chùa Tam Chúc hiện nay vẫn đang trọng quá trình xây dựng vì vậy không thể tránh được ồn ào và khói bụi. Chính vì thế theo kinh nghiệm du lịch chùa Tam Chúc thì bạn nên mang theo khẩu trang cũng như mũ nón đầy đủ nhé. Nếu mang theo con nhỏ thì bạn cần tuyệt đối để mắt đến chúng và giữ an toàn nhé. Chùa thường mở cửa cho đến tận 9h tối để đón du khách vào tham quan.
Khi đến tham quan chùa, du khách lưu ý mặc những trang phục kín đáo, lịch sự, không thắp hương quá nhiều và xả rác bừa bãi. Dịp đầu năm, người đến hành hương đông, du khách nên chủ động bảo quản tài sản cá nhân, tránh thất lạc đồ đạc.
Chùa Tam Chúc không chỉ là niềm tự hào của những người dân Hà Nam mà còn là niềm tự hào của cả đất nước Việt Nam. Nếu như bạn muốn được du lịch tại một trong những khu du lịch tâm linh lớn nhất thế giới thì hãy đến với chùa Tam Chúc tại Hà Nam nhé.
Xem thêm: Ngắm nhìn chùa Tam Chúc, ngôi chùa lớn nhất thế giới qua flycam 4k
Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Hà Nam
Xem thêm: Những món ngon đặc sản tại Hà Nam không nên bỏ qua
Discussion about this post