Nhắc đến du lịch Lạng Sơn là phải nhắc đến mảnh đất biên giới vừa nên thơ, trữ tình với những danh lam thắng cảnh “bước ra từ lịch sử”, vừa nhộn nhịp với những khu mua sắm sầm uất, lý tưởng. Lạng Sơn vào mùa nào cũng có một nét riêng hấp dẫn du khách. Nếu có cơ hội đến đây, bạn đừng bỏ qua những địa điểm làm nên “tên tuổi” của mảnh đất này.
Giới thiệu chung về Lạng Sơn
Lạng Sơn nằm ở vị trí đường quốc lộ 1A, 1B, 4A, 4B, 279 đi qua, là điểm nút của sự giao lưu kinh tế với các tỉnh phía Tây như Cao Bằng, Thái Nguyên, Bắc Kạn, phía Đông như tỉnh Quảng Ninh, phía Nam như Bắc Giang, Bắc Ninh, thủ đô Hà Nội và phía Bắc tiếp giáp với Trung Quốc, với 2 cửa khẩu quốc tế, 2 cửa khẩu quốc gia và 7 cặp chợ biên giới.
Đâu đó ở Lạng Sơn (Ảnh sưu tầm)
Mặt khác, có đường sắt liên vận quốc tế, là điều kiện rất thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế, khoa học – công nghệ với các tỉnh phía Nam trong cả nước, với Trung Quốc và qua đó sang các nước vùng Trung Á, châu Âu và các nước khác…Lạng Sơn còn gọi là xứ Lạng là một tỉnh ở vùng Đông Bắc Việt Nam. Đồi núi chiếm hơn 80% diện tích cả tỉnh. Mẫu Sơn cách thành phố Lạng Sơn 31 km về phía đông, được bao bọc bởi nhiều ngọn núi lớn nhỏ, thỉnh thoảng có tuyết rơi vào mùa đông. Lạng Sơn có trên 365 lễ hội dân gian với tính chất, quy mô lớn, nhỏ khác nhau. Các lễ hội tiêu biểu như: Lễ hội Bủng Kham, Lễ hội Lồng Tồng, Lễ hội Pác Mòng, Lễ hội Nàng Hai, Lễ hội Ná Nhèm, Lễ hội đầu pháo Kỳ Lừa, Lễ hội đền Bắc Lệ
Lạng Sơn có tiềm năng về khoáng sản, nông lâm sản mà nổi bật là hoa hồi, tiềm năng du lịch và thương mại. Là địa đầu của Tổ quốc, Lạng Sơn là tỉnh có nhiều danh lam thắng cảnh, non nước hữu tình, có nhiều di tích lịch sử với nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc, nơi có di tích văn hoá Bắc Sơn, văn hoá Mai Pha, tất cả tạo ra những tiềm năng to lớn cho việc phát triển du lịch của tỉnh Lạng Sơn, làm cho Lạng Sơn có sức cuốn hút lạ kỳ với du khách.
Từ xa xưa, trong ca dao của người Việt đã có hai câu thơ liệt kê những danh thắng di tích nổi tiếng ở Lạng Sơn.
Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh.
Nên du lịch Lạng Sơn vào thời điểm nào?
Nếu muốn thư giãn, nghỉ ngơi đơn thuần, bạn có thể đến Lạng Sơn vào những ngày hè. Du lịch Lạng Sơn vào mùa đông, bạn lại có cơ hội ngắm cảnh tuyết rơi trắng xóa. Nếu muốn tìm hiểu những lễ hội văn hóa đặc sắc của các dân tộc tại tỉnh Lạng Sơn như lễ hội đầu pháo Kỳ Lừa, lễ hội chùa Tam Thanh thì tháng Giêng là thời điểm thích hợp cho chuyến đi của bạn.Mỗi mùa Lạng Sơn đều có nét đẹp và những điều thú vị riêng. Vào những ngày hè rảnh rỗi, nếu bạn muốn thư giãn, nghỉ ngơi đơn thuần, thì du lịch Lạng Sơn với nhiều dịch vụ giải trí hấp dẫn sẽ là điểm đến tuyệt vời của bạn. Du lịch Lạng Sơn vào mùa đông, bạn lại có cơ hội ngắm cảnh tuyết rơi trắng xóa. Tùy theo sở thích, mục đích chuyến đi của bạn, bạn có thể lựa chọn thời điểm ghé thăm Lạng Sơn phù hợp.
Thành phố Lạng Sơn (Ảnh sưu tầm)
Hướng dẫn đi tới Lạng Sơn
Phương tiện công cộng
Xe khách chất lượng cao
Lạng Sơn cách thủ đô Hà Nội khoảng 180km về hướng Đông Bắc và được nối với thủ đô bằng con đường cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn, Xe khách từ Hà Nội – Lạng Sơn chạy thường xuyên trong ngày từ bến xe Mỹ Đình, nếu không muốn đi xe khách hoặc đơn giản muốn kết hợp phượt Lạng Sơn với một vài địa điểm khác như Cao Bằng thì bạn nên chạy xe máy từ Hà Nội, thời gian chạy xe khoảng 4 – 5 tiếng tùy thuộc vào tốc độ di chuyển của nhóm bạn. Nếu đi xe khách Bạn có thể ra trực tiếp bến xe Mỹ Đình, Gia Lâm để đón xe đi Lạng Sơn.
Tàu hỏa
Nếu bạn nào đi tàu hỏa từ Hà Nội lên Lạng Sơn bạn cần đi tuyến (ĐĐ3) hoặc (HDR1): Hà Nội – Lạng Sơn – Đồng Đăng. Tàu (ĐĐ3) chạy lúc 6h sáng và đến Lạng Sơn khoảng 11h07, còn tàu (HDR1) chạy lúc 9h45 và đến Lạng Sơn lúc 12h57
Đi lại ở Lạng Sơn
Nếu bạn du lịch Lạng Sơn bằng ô-tô khách hoặc tàu hỏa thì nên tham khảo những kinh nghiệm du lịch bụi Lạng Sơn, sử dụng phương tiện công cộng sau đây, sẽ rất có ích cho chuyến đi của bạn đó:
– Taxi: Phương tiện giao thông công cộng phổ biến ở mọi điểm du lịch, nhưng giá cả lại đắt đỏ nếu bạn phải di chuyển, tham quan trên những chặng đường dài. Cho nên nếu bạn định sử dụng taxi là phương tiện di chuyển chính thì bạn nên thầu luôn giá của taxi đó trong ngày.
Xe ôm: Có sẵn và tiện lợi không kém gì taxi, mỗi tội nếu không mặc cả giá trước khi đi thì bạn sẽ bị các bác xe ôm “chém ngọt”.
– Xe bus: Hầu như khách sử lịch đến Lạng Sơn đều sử dụng phương tiện công cộng này và lời khuyên bổ ích để du lịch Lạng Sơn giá rẻ, tiết kiệm là bạn cũng nên sử dụng xe bus để di chuyển đến các điểm tham quan trong thời gian du lịch Lạng Sơn, giá rẻ và rất tiện lợi.
Phương tiện cá nhân
Bạn có thể thử đi phượt Lạng Sơn bằng xe máy (Ảnh: Trần Nhật Huy)
Nếu bạn di chuyển từ Hà Nội lên Lạng Sơn bằng phương tiện cá nhân thì bạn có thể lựa chọn: Hà Nội – Bắc Ninh – Bắc Giang – Lạng Sơn. Theo những kinh nghiệm phượt Lạng Sơn của các phượt thủ, du lịch bụi và khám phá trải nghiệm Lạng Sơn thì đây là lộ trình thích hợp với người đi bằng xe máy. Lộ trình này thích hợp cho những người đi ô-tô là đi đường cao tốc theo QL 5 rồi vào đường 1A.
Lưu trú ở Lạng Sơn
Khách sạn nhà nghỉ ở Lạng Sơn
Hệ thống khách sạn nhà nghỉ ở Lạng Sơn khá đa dạng và phong phú để cho bạn lựa chọn, tại Tp Lạng Sơn và khu du lịch Mẫu Sơn có nhiều nhà nghỉ chất lượng chấp nhận được và giá cả rẻ, tại những huyện khác tuy không có nhiều sự lựa chọn nhưng các bạn cũng có thể nghỉ tại nhà khách UBND các huyện đó.
Homestay ở Lạng Sơn
Homestay Lạng Sơn (Ảnh sưu tầm)
Có thể bạn chưa biết nhưng mặc dù Lạng Sơn là một tỉnh ở vùng núi của Việt Nam, đất đai cằn cỗi nhưng lại được mẹ thiên nhiên phú cho rất nhiều cảnh tượng hùng vĩ. Kể từ khi xu hướng đi du lịch được lan truyền, có rất nhiều homestay cũng xuất hiện một cách nhanh chóng tại khắp các xã, huyện của Lạng Sơn. Tại đây, người dân đa số chủ yếu mang họ Dương như Dương Công, Dương Đình…Do đó, đa số các homestay tại Lạng Sơn cũng từ đó mà mang theo những cái tên rất giống nhau.
Các địa điểm du lịch ở Lạng Sơn
Xứ Lạng có rất nhiều danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử nổi tiếng mà bạn có thể khám phá và tận hưởng trong chuyến du lịch của mình.
Thành phố Lạng Sơn
Chùa Tiên – Giếng Tiên
Chùa thường gọi là chùa Song Tiên, tọa lạc ở phố Hoàng Hoa Thám, phường Chi Lăng, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Chùa nằm ngang chừng núi Đại Tượng (lên 64 bậc cấp), quả núi đá có hình con voi nằm về phía Nam thị xã Lạng Sơn, cách cầu Kỳ Cùng khoảng 500m, trên đường đi Mai Pha.
Chùa Tiên nằm trên một ngọn núi (Ảnh sưu tầm)
Sự tích của chùa qua các chuyện kể dân gian đều tập trung vào Ông Tiên ngự trên núi, đã dẫm chân xuống đá biến thành giếng Tiên có đầy nước trong vắt cho dân làng dùng trong những năm hạn hán. Có truyền thuyết khác kể về hai ông Tiên ngồi đánh cờ đến sáng không về trời, đã hóa đá…
Giếng Tiên (Ảnh sưu tầm)
Chùa nằm trong động, chính giữa thờ chư Phật, Bồ tát. Cung bên phải thờ vị anh hùng Trần Hưng Đạo, cung bên trái thờ Thánh Mẫu. Động còn giữ bút tích của Ngô Thì Sĩ ghi trên bia đá bài Trấn doanh bát cảnh (tám cảnh đẹp của xứ Lạng).
Đằng sau núi Voi – Chùa tiên ở lưng chừng núi trên mặt bằng đá rộng đó là Giếng tiên, miệng giếng rộng 20cm có mạch nước quý chảy quanh năm. Lễ hội chùa Tiên hàng năm vào ngày 18 tháng giêng (âm lịch). Chùa đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia năm 1992.
Đền Kỳ Cùng
Tọa lạc cạnh bến đá đẹp trong cụm Di tích Lịch sử Văn hóa cùng Thành cổ, chùa Diên Khánh, đền Kỳ Cùng được xếp hạng Di tích Lịch sử Quốc gia năm 1993; được danh nhân Ngô Thì Sĩ ca ngợi là một trong tám cảnh đẹp của trấn lị này.
Đền Kỳ Cùng (Ảnh sưu tầm)
Thành nhà Mạc
Thành nhà Mạc thuộc phường Tam Thanh, thành phố Lạng Sơn, là di tích lịch sử kiến trúc quân sự phản ánh thời kỳ phong kiến Việt Nam suốt từ cuối thế kỷ 16 đến giữa thế kỷ 17. Thành là căn cứ quân sự hiểm yếu chắn con đường độc đạo nối từ Ải Bắc xuống phía Nam do Mạc Kính Cung xây dựng nhằm chống lại Lê – Trịnh.
Di tích thành nhà Mạc nhìn từ trên cao (Ảnh sưu tầm)
Dựa vào thế của 3 ngọn núi cao hàng chục mét, trong đó có núi Tô Thị, Lô Cốt, Mạc Kính Cung khi xưa đã cho xây dựng những đoạn tường thành, bao quanh một bãi đất trống bằng phẳng rộng hàng chục nghìn m2.
Thành nhà Mạc dựa vào núi nàng Tô Thị, nằm trong quần thể di tích được đưa vào khai thác phục vụ du lịch. Năm 1962, thành được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia; năm 2010 được đầu tư, tôn tạo đưa vào phục vụ du khách du lịch tham quan.
Động Nhị Thanh – Chùa Tam Giáo
Là một điểm di tích nằm trong quần thể di tích danh thắng Nhị-Tam Thanh – Núi Tô Thị – Thành Nhà Mạc, động Nhị Thanh cách ngã 6 Pò Soài khoảng 200m, đi theo đường Nhị Thanh.
Động Nhị Thanh được danh nhân Ngô Thì Sỹ khám phá và tôn tạo khi ông làm Quan Đốc Trấn Lạng Sơn từ năm 1777 – 1780. Ông đã có công lao to lớn trong việc mở mang ruộng đất, yên ổn dân sinh và xây dựng Lạng Sơn thành khu thương mại sầm uất. Trong thời gian ngao du sơn thuỷ trong vùng Ông đã phát hiện ra động Nhị Thanh và cho hưng công xây dựng chùa Tam Giáo, Đình duyệt Quân, Thạch Miên Am, Thụy Tuyền Hiên, Trai Táo. Ngô Thì Sỹ là người làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây cũ. Khi đỗ đạt làm Quan, để tưởng nhớ đến quê hương, Ông đã dùng hai chữ Thanh của quê hương đặt cho tên hiệu của mình là: Nhị Thanh cư sĩ và sau này khi phát hiện ra động Nhị Thanh, Ông đã dùng chính tên hiệu của mình đặt tên cho động là Động Nhị Thanh.
Phía bên phải động Nhị Thanh là Chùa Tam Giáo được Ngô Thì Sỹ hưng công xây dựng năm Kỷ Hợi (1779) thờ Nho Giáo, Đạo Giáo và Phật Giáo (tam giáo đồng nguyên). Hiện nay trong chùa có các cung thờ như: Cung Công Đồng, Cung Tam Tòa Thánh Mẫu, Cung Sơn Trang, Cung Tam Bảo… với hệ thống tượng thờ khá phong phú.
Bên trái chùa Tam Giáo là đường vào động Nhị Thanh, nơi có suối Ngọc Tuyền trong vắt chảy xuyên lòng động với độ dài khoảng 600m, phần đọng lại trước cửa động tạo thành Ao Nhất Bích thơ mộng.
Đỉnh vòm động Nhị Thanh là bức tượng danh nhân Ngô Thì Sỹ được tạc vào vách đá tựa như đang vãn cảnh. Trên vách đá của động là hệ thống bia Ma Nhai lưu bút tích của các thế hệ danh nhân với nội dung chủ yếu là ca ngợi cảnh sắc thiên nhiên và con người Xứ Lạng, ghi lại việc phát hiện tạo dựng động Nhị Thanh và chùa Tam Giáo của các bậc tiền nhân. Đi thêm khoảng 100m, qua 2 chiếc cầu bắc qua những khúc suối quanh co đã mở ra một không gian rộng lớn với nóc hang cao vút, có một thác nước đổ xuống theo khe đá hoà nhập cùng với suối Ngọc Tuyền chảy ngầm dưới nền động tạo nên những âm thanh huyền bí. Ở đây còn có một khoảng đất rộng gọi là “sân khấu”, có ánh sáng từ cửa Thông Thiên rọi chiếu thật huyền ảo. Tại “sân khấu” này, xưa kia Ngô Thì Sĩ đã từng mở tiệc thết đãi và thưởng thức các chương trình thơ ca, đàn hát…Đi tiếp vào trong, sẽ đến “vườn thạch nhũ” với nhiều cột đá đứng bên mép suối đỡ lấy trần hang, nhiều nhũ đá rủ, mầm đá cao thấp như những bức rèm lớn vắt lên hai bên thành động, tạo nên cảnh sắc thiên nhiên kỳ vĩ. Đi sâu vào động, qua 3 cây cầu là đến cổng sau thông ra bên ngoài. Từ cửa sau của động Nhị Thanh, du khách có thể quan sát thấy cửa động Tam Thanh có đường đi bộ từ cổng sau Nhị Thanh sang động Tam Thanh với khoảng cách là 500m.
Động Tam Thanh – Chùa Tam Thanh
Động Tam Thanh và chùa Tam Thanh là di tích lịch sử văn hoá, danh thắng nổi tiếng của xứ Lạng với câu ca dao:
“Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh
Ai lên xứ Lạng cùng anh,
Bõ công bác mẹ sinh thành ra em…”
Động Tam Thanh (Ảnh sưu tầm)
Chùa Tam Thanh nằm trong động núi đá (nên còn được gọi tên khác là Động Tam Thanh) thuộc địa phận phường Tam Thanh Thành phố Lạng Sơn, tỉnhLạng Sơn. Theo sử sách Đại Nam Nhất Thống Chí thì chùa Tam Thanh có từ thời nhà Lê, thuộc địa phận xã Vĩnh Trại, Châu Thoát Lãng.
Tam Thanh là quần thể 3 động Nhất Thanh, Nhị Thanh, Tam Thanh nằm trong Chùa Tam Thanh. Ðộng Tam Thanh nằm trong một dãy núi có hình đàn voi phủ phục trên mặt cỏ xanh. Hang động Tam Thanh ở lưng chừng núi. Cửa hang nhìn về hướng đông cao chừng 8m có lối lên là 30 bậc đá đục vào sườn núi, có nhiều cây cối um tùm che khuất ánh nắng. Vách động bên phải có khắc bài thơ của Ngô Thì Sĩ (1726-1780) khi ông làm đốc trấn Lạng Sơn.
Hang động Tam Thanh ở lưng chừng núi. Cửa hang nhìn về hướng đông cao chừng 8m có lối lên là 30 bậc đá đục vào sườn núi, có nhiều cây cối um tùm che khuất ánh nắng. Vách động bên phải có khắc bài thơ của Ngô Thì Sĩ (1726-1780) khi ông làm đốc trấn Lạng Sơn, ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ. Ý của bài thơ là: “Suối trong tuôn chảy trên hàng trăm mỏm đá như đang trò chuyện. Quay lưng lại nhìn sang ngọn núi phía trước thấy hòn Vọng Phu”.
Ngoài giá trị danh thắng, chùa Tam Thanh còn được biết đến bởi những giá trị văn hóa. Trong động chùa còn lưu lại hệ thống văn bia khá phong phú của các văn nhân, thi sĩ qua các thời kỳ lịch sử. Trong đó, tấm bia số 4 là tấm bia có niên đại cổ nhất (bia Ma Nhai), được tạc vào thời Lê Vĩnh Trị năm thứ 2 (1677), ghi lại chi tiết việc xây dựng tôn tạo chùa. Bia khắc thơ quan đốc trấn Lạng Sơn Ngô Thì Sĩ vào năm Kỷ Hợi (1777) đã khắc lại bài thơ ngợi ca cảnh đẹp sơn thủy hữu tình của động Tam Thanh
Chợ Đông Kinh và chợ đêm Kỳ Lừa
Chợ Đông Kinh là nơi tập trung khá nhiều hàng hóa từ Trung Quốc về (Ảnh sưu tầm)
Đoàn Thành (cổ) Lạng Sơn
Thành cổ Lạng Sơn (hay còn gọi là Đoàn thành) thuộc phường Chi Lăng. Thành được xếp hạng di tích cấp Quốc gia năm 1999. Là một di tích kiến trúc quân sự, có vị trí rất quan trọng trong việc trấn giữ phòng thủ quân sự nơi cửa ngõ của đất nước.
Di tích còn lại của thành cổ Lạng Sơn (Ảnh sưu tầm)
Thành được xây dựng đã trở thành một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của Lạng Sơn thời phong kiến. Xưa kia, Thành được xây dựng với chu vi khoảng một km, xung quanh bốn mặt đều rộng thoáng, bằng phẳng rất thuận tiện cho việc triển khai tấn công và ứng cứu khi cần thiết; bên trong có nhiều binh lính, xung quanh là chợ và phố xá đông đúc, hoạt động buôn bán giao lưu với các thương nhân Trung Quốc diễn ra khá tấp nập.
Đoàn thành Lạng Sơn theo như miêu tả của sách xưa có 04 cửa (cổng Thành) Đông – Tây – Nam – Bắc và tương ứng với 04 cổng thành là 04 ngôi Đền thiêng (Tứ trấn): Cửa Đông – Cửa Tây – Cửa Nam – Cửa Bắc. Tứ trấn tạo nên sức mạnh huyền diệu nhằm tăng cường uy lực cho Thành cổ ngày càng vững chắc; xung quanh thành có 19 điểm canh. Trải qua thời gian, Thành đã không còn nguyên vẹn, nay chỉ còn lại 2 cổng thành khá nguyên vẹn là phía Nam và Tây cùng một số đoạn thành.
Núi Phai Vệ
Núi Phai Vệ mang dáng dấp của một “hòn non bộ” khổng lồ nằm giữa lòng thành phố, nơi có cột cờ cao 80m là niềm tự hào của người dân xứ Lạng. Hàng ngày có hàng trăm du khách đến đây để chinh phục, thưởng ngoạn cảnh sắc và đặc biệt đế chiêm ngưỡng lá cờ đỏ sao vàng tung bay trên nền trờ xanh thẳm.
Núi Phai Vệ (Ảnh sưu tầm)
Núi Phai Vệ tọa lạc ở phường Vĩnh Trại, nằm ngay khu vực trung tâm của thành phố. Cột cờ Phai Vệ có 4 tuyến đường lên xuống với 535 bậc đá. Toàn bộ thân đài cột cờ được làm kết cầu bằng bê tông, ốp đá, lan can được đắp mỹ nghề giả thân cây tre.
Nơi đây được phát hiện có 2 di chỉ là Hang Phai Vệ 1 và Hang Phai Vệ 2. Hang Phai Vệ 1 có niên đại cách đây khoảng 10.000 năm, hang Phai Vệ 2 có niên đại khoảng 4.700 ~ 5000 năm. Nhờ những đặc điểm đó mà nơi đây là một trong những điểm du lịch nổi tiếng của Lạng Sơn
Du lịch Bắc Sơn
Núi Nà Lay
Đỉnh núi Nà Lay ở độ cao khoảng 600m so với mực nước biển, chính là địa điểm mà hầu hết khách du lịch Bắc Sơn đều đặt chân đến, bởi nơi đây có góc nhìn trải rộng ra các hướng, rất lý tưởng để ngắm toàn cảnh thung lũng Bắc Sơn tuyệt đẹp từ trên cao.
Lên đỉnh núi Nà Lay, bạn mới có những khoảnh khắc đẹp về Bắc Sơn như này (Ảnh sưu tầm)
Đường lên đỉnh núi Nà Lay với khoảng 1.200 bậc thang đá cheo leo, ai quen leo núi sẽ mất chừng 30 phút, còn lại có thể loay hoay tầm 1 giờ để lên đến đỉnh. Nhưng rồi cảnh sắc từ trên đỉnh Nà Lay sẽ là món quà xóa đi mọi vất vả, mệt mỏi trước đó. Và sẽ tuyệt vời hơn nữa nếu bạn ở lại qua đêm trên đỉnh núi để được ngắm cả hoàng hôn và bình minh đầy mê hoặc ở thung lũng Bắc Sơn.
Lúc hoàng hôn buông dần, dòng sông uốn khúc ánh lên gam màu huyễn hoặc, những tia nắng cuối ngày dát vàng khắp thung lũng Bắc Sơn như quyến luyến không muốn rời xa. Và không gian chuyển dần sắc tối, từng mái nhà dưới thị trấn bắt đầu lên đèn, trông hệt như đàn đom đóm nhỏ ôm lấy chân những ngọn núi đá vôi to lớn im lìm.
Làng du lịch văn hóa Quỳnh Sơn
Làng văn hóa du lịch cộng đồng Quỳnh Sơn thuộc huyện Bắc Sơn, cách trung tâm thành phố Lạng Sơn 80 km về phía Tây Nam theo quốc lộ 1B. Địa hình nhiều hang động trong lòng núi, xen kẽ giữa các núi đá vôi là các vùng núi đất và các thung lũng bằng phẳng tạo nên phong cảnh kỳ vĩ và hoang sơ, vẫn còn giữ được vẻ đẹp tự nhiên.
Toàn cảnh làng văn hóa du lịch Quỳnh Sơn (Ảnh sưu tầm)
Đến với Làng du lịch cộng đồng Quỳnh Sơn là đến với những bản làng của đồng bào dân tộc Tày với rất nhiều nhà sàn được xây dựng dựa theo lối kiến trúc nhà sàn truyền thống, được làm bằng gỗ, không gian rộng rãi thoáng mát, hài hòa với cảnh quan tự nhiên của núi rừng, đồng ruộng… Tham quan tại Quỳnh Sơn, du khách còn được tìm hiểu những nét sinh hoạt văn hóa đặc sắc của dân tộc Tày qua các làn điệu hát Then, đàn Tính; thưởng thức đặc sản ẩm thực hấp dẫn…
Thung lũng hoa Bắc Sơn
Thung lũng hoa Bắc Sơn với diện tích 20ha hiện là thung lũng hoa lớn nhất Việt Nam. Tại đây trồng đủ các loài hoa lạ mắt như hoa tam giác mạch, bách nhật thảo, cánh bướm đủ màu… khiến bất kỳ ai cũng phải lịm tim. Nếu chưa có dịp đến với Hà Giang ngắm hoa tam giác mạch thì giờ đây bạn có thể đến Lạng Sơn để ngắm hoa tam giác mạch trên cánh đồng rộng lớn.
Thung lũng hoa Bắc Sơn, địa điểm tuyệt vời để sống ảo (Ảnh sưu tầm)
Các loại hoa ở đây khá phong phú như hoa tam giác mạch trắng, cánh bướm, cúc cam, hoa cải… tạo nên cảnh sắc đẹp mê hồn quyến rũ du khách đến thưởng lãm và chụp ảnh. Những ngày nắng đẹp là thời điểm mà du khách nên lựa chọn để ghé thăm thung lũng hoa này và ghi lại những bức ảnh lung linh nhất bên cánh đồng hoa trải dài tít tắp.
Vườn hoa Tam Giác Mạch
Tam Giác Mạch được người dân trồng tại xã Trấn Yên, huyện Bắc Sơn. Hoa nở rộ vào tháng 10, 11 thu hút đông khách tới tham quan, chụp ảnh. Hoa được người dân trồng tại các thung lũng, xung quanh là núi đá bao quanh. Để đến được ruộng hoa, du khách phải vượt qua những đoạn đường dọc theo bờ nương, vườn ngô của bà con.
Tam Giác Mạch nay đã xuất hiện trên khắp mọi miền Tổ quốc (Ảnh sưu tầm)
Đầu tháng 11 hoa bắt đầu nở, từ cánh đồng màu xanh qua một đêm hoa bung trắng xóa. Đến nỗi có người phải thốt lên: Tuyết rơi! Bởi vì nhìn xa chỉ thấy màu trắng, hồng của tam giác mạch giống những bông tuyết khiến người ta có cảm giác như đang đứng giữa trời Âu mùa lạnh.
Bảo tàng khởi nghĩa Bắc Sơn
Bảo tàng khởi nghĩa Bắc Sơn thuộc thôn Long Hưng, xã Long Đống (Bắc Sơn, Lạng Sơn) là một không gian văn hóa, tái hiện cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn đã đi vào lịch sử vẻ vang của địa phương và dân tộc. Bảo tàng cũng lưu giữ và trưng bày nhiều hiện vật của nền văn hóa Bắc Sơn nổi tiếng trong khảo cổ Việt Nam.
Bảo tàng khởi nghĩa Bắc Sơn (Ảnh sưu tầm)
Bảo tàng là nơi để lưu giữ, trưng bày những tư liệu, hiện vật về chính cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn hào hùng năm 1940, đánh dấu sự thay đổi trong chiến tranh của Việt Nam, từ chính trị chuyển sang vũ trang; hình thành những đội quân du kích đầu tiên với tên gọi Cứu Quốc quân, về sau hợp nhất với đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân thành đội Việt Nam giải phóng quân, là tiền thân của quân đội nhân dân Việt Nam ngày nay. Bảo tàng khởi nghĩa Bắc Sơn đã trở thành điểm đến không thể bỏ qua của du khách khi về Bắc Sơn; bảo tàng cũng đã đón nhiều cán bộ lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước về thăm.
Đèo Tam Canh
Đèo Tam Canh nằm trên quốc lộ 1B giáp ranh giữa 2 huyện Bắc Sơn và Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn. Đây là khu di tích lịch sử cách mạng đã được xếp hạng quốc gia năm 1992 và đến năm 2017 được công nhận là di tích lịch sử quốc gia đặc biệt.
Hoàng hôn trên đèo Tam Canh (Ảnh sưu tầm)
Suối Mỏ Mắm – Hang Keng Tao
Suối Mỏ Mắm ở xã Chiến Thắng, cách thị trấn Bắc Sơn chừng 24km, đang là một trong những điểm du lịch thu hút những người thích khám phá; gần đây được du khách truyền tai nhau như một điểm dừng chân mới ở Lạng Sơn. Mỏ Mắm vốn là tên ngôi làng cạnh dòng suối này, thực tế suối có cái tên rất thơ là “Kênh Tao”, nhưng khách du lịch tới đây lại thích gọi nó với cái tên Mỏ Mắm.
Toàn cảnh khu du lịch suối Mỏ Mắm (Ảnh sưu tầm)
Giai thoại về cái tên suối Mỏ Mắm cũng khá ly kỳ. Xưa kia trong vùng có làng nghề sản xuất và buôn bán mắm do người vùng Quảng Ninh, Hải Phòng di cư lên. Trong một lần đi bán mắm ở Lạng Sơn về, qua khu vực suối nghỉ chân và uống nước. Thấy nước suối trong vắt, mát lạnh, lại rất ngọt, nên những người đó đã đổ tất cả mắm còn lại để lấy dụng cụ chứa nước gánh về dùng. Do lượng mắm đổ đi khá nhiều, mùi mắm tỏa ra cả vùng, nên từ đó về sau suối còn được gọi với tên suối Mỏ Mắm.
Đình Nông Lục
Cách rừng gỗ nghiến không xa là đình Nông Lục thuộc xã Hưng Vũ, đình được xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia năm 1962. Đình làng, vốn là nét đặc trưng văn hóa của các vùng quê Bắc bộ, với khung cảnh quen thuộc “cây đa, bến nước, sân đình” đã đi vào thơ ca từ bao đời nay. Hình ảnh những mái đình cong vút đã trở thành biểu tượng văn hóa của các làng quê Việt. Đình Nông Lục nằm ở xã Hưng Vũ, huyện Bắc Sơn, cách thành phố Lạng Sơn khoảng 90km theo tuyến đường quốc lộ 1B.
Đình Nông Lục (Ảnh sưu tầm)
Vậy nhưng, đến với ngôi đình Nông Lục, thuộc xã Hưng Vũ, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn, du khách sẽ được chiêm ngưỡng một ngôi đình với kiến trúc độc đáo. Đó là sự sự kết hợp hài hòa giữa lối kiến trúc truyền thống của Đồng bằng Bắc Bộ cùng với kiến trúc nhà sàn truyền thống của dân tộc Tày. Ngôi đình được xây dựng theo lối kiến trúc đặc trưng nhà sàn của người Tày, nên không có hình ảnh những mái đình cong vút quen thuộc. Mái đình được lợp bởi loại ngói âm dương, một loại ngói đặc trưng trong các công trình xây dựng nhà ở của người Tày.
Đồn Mỏ Nhài
Từ đình Nông Lục du khách đi hơn 1 km là đến di tích đồn Mỏ Nhài. Là một trong những điểm di tích thuộc Khu di tích khởi nghĩa Bắc Sơn, huyện Bắc Sơn, cách thành phố Lạng Sơn khoảng 90km theo tuyến đường quốc lộ 1B.
Đài tưởng niệm khởi nghĩa Bắc Sơn (Ảnh sưu tầm)
Đồn Mỏ Nhài do thực dân Pháp xây dựng từ những ngày đầu chúng đặt chân đến Bắc Sơn. Đồn được xây dựng trên khu đồi rộng hơn 8.000m2, xung quanh là tường rào xây bằng đá dày 60cm với các bốt gác, nhà cửa kiên cố. Ngày nay tại vị trí đồn Mỏ Nhài, một tượng đài chiến thắng khởi nghĩa Bắc Sơn đã được xây dựng nhằm ghi dấu những chiến công oanh liệt của ngày Khởi nghĩa Bắc Sơn (27/9/1940).
Hồ Tam Hoa
Hồ Tam Hoa là một hồ nước ngọt được bao quanh bởi các dãy núi cao và những hàng cây xanh mát.
Hồ Tam Hoa, Mỏ Nhài, Lạng Sơn (Ảnh sưu tầm)
Đây là điểm đến quen thuộc của các bạn mê nhiếp ảnh, yêu không khí trong lành và cảnh đẹp.
Hồ Pác Mỏ
Hồ Pắc Mỏ đã được công nhận là di tích danh thắng cấp tỉnh vào năm 2002. Đây không chỉ là nơi mang đến nguồn nước sinh hoạt, sản xuất cho người dân, mà cảnh đẹp nơi đây cũng hết sức thơ mộng trữ tình cho những ai đang chuẩn bị du lịch Lạng Sơn. Hồ Pắc Nỏ có cảnh quan đẹp tự nhiên, làn nước trong xanh và mặt hồ luôn lặn sóng phản chiếu những khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp trên mặt đất.
Hồ Pác Mỏ (Ảnh sưu tầm)
Bên bờ còn những những ngôi nhà ẩn hiện dưới những bóng cây cổ thụ tạo lên một bức tranh thủy mặc đẹp đẽ. Bên cạnh hồ có giếng Bó Loóng, với truyền thuyết kể về vùng đất và sự hình thành của con giếng này. Truyền thuyết kể rằng, ngày xưa vùng đất này là một vùng đất khô cằn, và trong một ngày mưa gió, một chú trâu thần trắng xuất hiện húc vào vách đá ven hồ và chui sâu vào lòng đất và tạo thành chiếc giếng Bó Loóng như ngày nay. Cũng từ lâu rồi, nước trong hồ luôn luôn đầy, đặc biệt nếu đến đây vào những ngày mưa lớn, nước bên trong giếng sẽ chuyển thành màu trắng đục, và nước khá lạnh, lạnh đến mức một người khỏe mạnh cũng khó có thể ngâm mình trong nước quá 5 phút.
Nằm cách hồ khoảng 200 mét là hang Thắm Hoài, đây là hang động có hai tầng cũng với nhiều nhũ đá có hình thù rất đẹp mắt với những cột đá vôi có hai cột đá vôi cao khoảng chục mét ở giữa lối đi. Ở lưng chừng núi, và dài hơn 700 mét, Hang Thắm Hoài từng là nơi đặt Đài phát thanh Khu tự trị Việt Bắc, về sau năm 1964, hang được sử dụng là nơi để tránh các cuộc ném bom chống chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ. Hiện nay, ở bên ngoài còn dấu tích của khu sưởng máy, cùng với khu nhà ở của các cán bộ nhân viên nhà đài.
Hang Khuôn Bồng
Nằm tại xã Vũ Lễ, hang Khuôn Bồng dài khoảng 10km mang đến cho du khách trải nghiệm cực kỳ thú vị khi được khám phá cảnh quan còn nguyên vẻ hoang sơ với vô vàn các loại thạch nhũ. Bởi mới ít người biết đến địa điểm này nên không ngạc nhiên rằng nó rất vắng vẻ, nhóm bạn và gia đình hoàn toàn có thể yên tĩnh tận hưởng những giây phút thư thái cùng nhau.
Hàng Khuôn Bồng (Ảnh sưu tầm)
Lễ hội Lồng Tồng xã Quỳnh Sơn
Đây là lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc Tày được tổ chức vào ngày 12 – 13 tháng Giêng âm lịch hàng năm với mong ước cầu cho một năm mới mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu.
Lễ hội Lồng Tồng có hai phần là phần lễ và phần hội. Phần nghi lễ chủ yếu là cúng tế Thành hoàng, Thần nông, trời đất ban cho mưa thuận gió hòa, con người khỏe mạnh, cây cối tươi tốt, mùa màng bội thu; Phần hội là các trò chơi dân gian như: đánh cờ tiên, ném còn, đánh đu, múa rối, múa tiên, thi gói bánh tày, hát ví, giao lưu thể thao…
Lễ hội Lồng Tồng là một hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện khát vọng của người dân trong sự hòa hợp trời đất, âm dương, cầu mong cho cuộc sống khỏe mạnh, vạn vật sinh sôi, những trò chơi trong lễ hội thể hiện nét đẹp tâm hồn phong phú, gắn với thiên nhiên, gắn với những tập tục văn hóa lâu đời.
Thác Đăng Mò
Cách thành phố Lạng Sơn khoảng 90 km, Thác Đăng Mò nằm ở vị trí cây số 11 trên đường quốc lộ 279 từ huyện Bình Gia tỉnh Lạng Sơn đi huyện Na Rì tỉnh Bắc Cạn, là nơi tiếp giáp của ba xã vùng cao của huyện Bình Gia: Mông Ân, Thiện thuật, và xã Hoàng Văn Thụ.
Thác Đăng Mò hiện cũng là một khu du lịch sinh thái thu hút được nhiều người (Ảnh sưu tầm)
Đây là ngọn thác hùng vĩ giữa rừng núi hoang sơ, còn ít người biết đến và chưa được đầu tư khai thác du lịch. Đăng Mò còn là một ẩn số đáng khám phá đối với những người yêu thích du lịch.
Thác Đăng Mò còn được gọi là thác Mũi Bò, bởi theo người Tày địa phương, phía thượng nguồn có 2 dòng suối chảy cùng một hướng rồi nhập lại thành ngọn thác này. Người ta ước chừng thác cao khoảng trăm mét, tuôn tràn qua ba tầng đá. Đến đây, bạn sẽ được hòa mình vào dòng nước mát trong lành với tiếng chim kêu, thác gầm và khung cảnh rừng núi bao la hùng vĩ.
Khu du lịch Mẫu Sơn
Đỉnh Mẫu Sơn cao 1,541 mét, được bao bọc xung quanh bởi bao gồm một quần thể 80 ngọn núi lớn nhỏ với đỉnh cao nhất là Phia Po (1.541 m, còn gọi là đỉnh Công hay Công Sơn – nơi đặt cột mốc 42, biên giới Việt Trung). Diện tích khu Mẫu Sơn khoảng 550km², nằm cách trung tâm thị xã Lạng Sơn 30km về phía đông bắc,cách thành phố Lạng Sơn 30 km.
Băng tuyết trên đỉnh Mẫu Sơn (Ảnh sưu tầm)
Đỉnh Mẫu Sơn Lạng Sơn là vùng đất đậm đà bản sắc của các dân tộc vùng cao như Dao, Tày, Nùng. Đến với Mẫu Sơn, bạn sẽ được thưởng thức các phong tục đặc trưng và độc đáo như: lễ cầu mưa, lễ cấp sắc, tục thờ cúng núi Phặt Chỉ hay thờ công thần núi, thờ cúng tổ tiên. Ngoài ra trang phục của người dân tộc ở đây rất đặc biệt mà nhiều màu sắc, bạn có thể thoải mái khám phá và trải nghiệm.
Về mùa đông có những năm nhiệt độ ở Mẫu Sơn xuống tới nhiệt độ âm và có thể có tuyết rơi, băng đá. Nhiệt độ trung bình ở đây là 15,5°C, đỉnh núi quanh năm có mây phủ. Mẫu Sơn nổi tiếng với các sản vật chè tuyết sơn, gà lôi sáu cựa, chanh rừng, ếch hương, rượu Mẫu Sơn…
Không chỉ vậy, những làn điệu dân ca và kiến trúc nhà trình tường của người Dao, lễ hội xuống đồng của người Tày, Nùng cũng là điểm hút khách du lịch. Đến đây, bạn sẽ được thưởng thức rất nhiều món ăn độc đáo của người đồng bào như chanh rừng, rượu lên men từ lá, chè tuyết.
Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch phượt Mẫu Sơn
Du lịch Cao Lộc
Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị Quan
Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị, tỉnh Lạng Sơn là một trong những cửa khẩu lớn nhất của tuyến biên giới Việt-Trung, điểm nối tuyến đường cao tốc Nam Ninh – Hà Nội, là cầu nối quan trọng trong phát triển quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc. Mỗi ngày có từ 5.000-7.000 lượt khách làm thủ tục xuất nhập cảnh qua đây.
Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị (Ảnh sưu tầm)
Tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, phía Việt Nam đã cắm cột mốc 1116 và phía Trung Quốc cắm cột mốc 1117, đây đều là các cột mốc cỡ lớn, có gắn Quốc huy của hai nước. Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị nằm trên Quốc lộ 1A, cách thành phố Lạng Sơn 17 km về phía Bắc.
Bia Thủy Môn Đình
Bia Thủy Môn Đình là một trong số rất ít di vật có hai chữ “Việt Nam” với ý nghĩa như danh xưng của đất nước từ trước năm 1804 hiện còn nguyên vẹn.
Bia Thủy Môn Đình (Ảnh sưu tầm)
Cách cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn) khoảng 2 km có một mái đình, phía dưới dựng tấm bia đặc biệt. Đây chính là phiên bản của bia Thủy Môn Đình do ông Nguyễn Đình Lộc, một viên quan triều Lê Trung Hưng, dựng tại đình Thủy Môn (xứ Đồng Đăng, châu Văn Uyên) vào năm Cảnh Trị thứ 8 (1670) đời vua Lê Huyền Tông. Tấm bia gốc hiện trưng bày ở Bảo tàng Lạng Sơn.
Nội dung văn tự trên bia nêu rõ vị trí vùng đất Lạng Sơn là phên dậu của tổ quốc, là cửa ngõ, yết hầu, ải quan trấn giữ phương Bắc của nước Việt Nam. Đình Thủy Môn là nơi núi sông bờ cõi trời đất đã được phân định. Ngoài ra, ải quan trấn giữ phương Bắc còn có nghĩa đối lại với Trấn Nam quan của Trung Quốc, thể hiện tinh thần hiên ngang, vững vàng của dân tộc.
Đền Mẫu Đồng Đăng
Tọa lạc trên một ngọn núi cao, đền Đồng Đăng cổ kính, uy nghi là nơi để thờ cúng Phật và Mẫu Bán thiên. Đến đây, bạn sẽ được tìm hiểu nét văn hóa tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt Nam.
Đền Mẫu Đồng Đăng (Ảnh sưu tầm)
Ngoài ra, khung cảnh tuyệt đẹp ở đền cũng là điểm check-in lý tưởng cho những người đam mê nhiếp ảnh.
Khu du kích Ba Sơn
Khu du kích Ba Sơn bao gồm các xã Cao Lâu, Xuất Lễ, Công Sơn, Mẫu Sơn huyện Cao Lộc, trong đó Xuất Lễ là trung tâm của Khu du kích. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam, Ba Sơn anh dũng là tên gọi ca ngợi về Khu du kích mà ở đó, mỗi chiến công gắn liền với thắng lợi của quân và dân Lạng Sơn trên con đường lửa số 4, đẩy quân viễn chinh tới thảm bại tại mặt trận biên giới 1950. Góp phần quan trọng giải phóng hoàn toàn Lạng Sơn.
Chùa Bắc Nga
Chùa Bắc Nga có tên chữ “Tiên nga phật tự” hay còn gọi là Chùa Tiên Nga ( Tiên Nga Tự). Chùa thuộc địa phận thôn Bắc Nga, Xã Gia Cát, huyện Cao Lộc. Lễ hội chùa Bắc Nga được tổ chức vào ngày 15 tháng Giêng hàng năm (trùng hội chùa Tam Thanh). Đây là lễ hội cầu tài cầu lộc, du xuân, nam nữ rủ lên đồi cao hát giao duyên với các làn điệu sli, lượn, được coi là nét đặc trưng cho hát trong lễ hội ở Lạng Sơn.
Chùa Bắc Nga (Ảnh sưu tầm)
Phần lễ có các nghi thức cúng tế trong chùa mời Tiên mời Phật về phù hộ cho dân chúng được bình an hạnh phúc. Phần hội bao gồm múa sư tử,hát sli, hát lượn.
Du lịch Chi Lăng
Ải Chi Lăng
Ải Chi Lăng nằm cách Hà Nội khoảng 150km, là một trong những ải có quy mô hoành tráng và đồ sộ chạy dài gần 20km, rộng 3km nối liền hai huyện Chi Lăng và Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn. Ải mang hình bầu dục được bao bọc bởi dãy núi đá Kai Kinh (Cai Kinh) ở phía Tây và dãy núi Bảo Đài ở phía Đông.
Hoàng hôn trên Ải Chi Lăng (Ảnh sưu tầm)
Ải Chi Lăng! Ải Chi Lăng!
Lưỡi gươm đẫm máu Liễu Thăng thuở nào
Gập ghềnh lũng thấp đồi cao
Vũng lầy thành ruộng đã bao nhiêu mùa
Trong khung cảnh thiên nhiên ngút ngàn ấy, người ta còn tìm thấy những vết tích từ thời xa xưa của nền văn hóa Bắc Sơn – Mai Pha nổi tiếng. Càng đi vào sâu, du khách sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng những hang động đẹp như bước ra từ một câu chuyện cổ tích nào đó, lẩn khuất đâu đó là những rìu đá, mảnh gốm còn sót lại từ cuộc sống của những người tiền sử.
Nhìn từ trên cao, Ải Chi Lăng hiện lên với một thung lũng xanh rờn, xung quanh là những ngọn núi đá cao chót vót tạo nên một địa thế vô cùng hiểm trở. Ở phía xa xa là những quả núi nhỏ nương tựa vào nhau tạo nên tầng tầng lớp lớp thành cao hào sâu. Và nổi bật ở phần giữa thung lũng, Chi Lăng hiện lên như một cửa ải hiểm yếu bậc nhất trên con đường độc đạo ở biên giới phía Bắc.
Núi mặt quỷ
Núi có hình mặt quỷ nằm ở thôn Quán Thanh (xã Chi Lăng, huyện Chi Lăng, Lạng Sơn). Chính vì vậy mà trước đây nơi này có tên gọi là Quỷ Môn Quan, tức là cửa mặt quỷ. Ngọn núi này có điểm đặc biệt là ở giữa khoảng xanh của cây cỏ, lộ lên một hình thù rất giống mặt của một con quái vật khổng lồ. Nhìn từ xa, khuôn mặt này có đầy đủ cả mắt, mũi.
Núi Mặt Quỷ (Ảnh sưu tầm)
Vì người dân quan niệm đây là mặt quỷ, nên chẳng ai dám leo lên. Họ quan niệm, trèo lên trên mặt quỷ là không tôn trọng “đấng tạo hóa”, sẽ bị quỷ trừng phạt. Một điều thú vị là, dù được coi là mặt quỷ, nhưng người dân nơi đây không coi đấy là biểu tượng của cái ác, mà ngược lại, như lời ông Lưu nói “mặt quỷ bảo vệ cuộc sống bình an cho dân làng”
Hang Gió
Hang Gió còn có các tên gọi: Động Thông Gió hay Mai Sao Phong động. Khu di tích Hang Gió thuộc Lũng Khòm (thôn Sao Thượng B), xã Mai Sao, huyện Chi Lăng. Khu di tích danh thắng Hang Gió bao gồm một vùng rộng lớn, với nhiều núi dá, hang đá tự nhiên thuộc dãy núi Bó Nhàn từ thôn Sao Thượng tới trung tâm xã Mai Sao.
Hang Gió được chia làm bốn tầng với chiều cao hơn trăm mét thông ra đỉnh núi theo ba cửa. Thanh đi sát bạn trai, khi chúng tôi lặng im quan sát cảnh vật, cô lại bảo “các anh nói nhiều hơn đi, em sợ không gian tĩnh mịch này quá”. Thỉnh thoảng những giọt nước rơi xuống nền đá, phát ra âm thanh lanh lảnh giữa chốn thâm u, tạo ra cảm giác rờn rợn.
Lên đến tầng 2, tầng 3 mọi người mới thấy không bõ công. Không gian ở đây rất rộng, có những chỗ lòng hang rộng đến cả 100m2, nối thông nhau qua những khe đá ngoằn ngoèo. Những nhũ đá muôn sắc, tua tủa đâm từ mái vòm hang xuống. Phía dưới là những cột đá muôn sắc, hình hoa, hình thú vô cùng kỳ ảo, có cột đá cao đến 9-10m. Nhiều đoạn trông như những thửa ruộng bậc thang mini đẹp tuyệt vời.
Hang Lạng Nắc
Hang Lạng Nắc có tên gọi khác là hang Miệng Hổ hoặc hang Treo (tên gọi của nhân dân địa phương). Hang Lạng Nắc nằm trong dãy núi đá vôi xã Mai Sao, huyện Chi Lăng, Lạng Sơn. Hang ở ngay cạnh cây số 32 Quốc lộ 1A (cũ), cách thị trấn Đồng Mỏ 5km về phía Đông Bắc, cách UBND xã Mai Sao 400m về phía Nam.
Đường đi đến chân núi thuận tiện, có thể dùng phương tiện ô tô. Nhưng để leo lên cửa hang thì cần có thêm một chút sức khỏe và sự kiên nhẫn của vận động viên leo núi. Hang Lạng Nắc ở độ cao khoảng 100m so với mặt thung lũng. Cửa hang rộng 18m, cao 16m, hướng về phía Đông, chếch Nam khoảng 200, rất thoáng mát, khô ráo. Chiều sâu của hang là 17m, mặt hang bằng phẳng, rộng khoảng 70m2. Dưới chân núi hang Lạng Nắc có suối Mai Sao, là đầu nguồn của sông Thương.
Hang Lạng Nắc nằm trong một hệ sinh thái khá đa dạng: núi đá, núi đất, đồi, thung lũng, sông, suối, … Vì thế, hang Lạng Nắc rất thuận lợi cho sinh hoạt và kiếm sống của người nguyên thủy.
Du lịch Tràng Định
Di tích Pác Lùng – Ký Làng
Pác Lùng, Ký Làng là một địa danh thuộc thôn Nà Han, xã Tri Phương, huyện Tràng Định. Nơi đây ngày 11/4/1938 đã diễn ra thành lập Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của Tràng Định dưới sự chủ trì của đồng chí Hoàng Văn Thụ.
Hang Cốc Mười
Hang Cốc Mười vừa là cơ sở in ấn tài liệu, vừa là nơi hoạt động bí mật của chi bộ Phi Mỹ những năm trước Cách mạng tháng Tám do đồng chí Quốc Bình (Giáo Lợi) phụ trách. Toàn bộ tài liệu, báo chí, truyền đơn, văn bản hoạt động của chi bộ Phi Mỹ đều từ cơ sở này mà ra.
Hang Cốc Mười (Ảnh sưu tầm)
Hiện nay, hang Cốc Mười là địa chỉ quen thuộc của các nhà nghiên cứu khảo học đến khai quật.
Đồn Pò Mã
Ngày nay dấu tích đồn Pò Mã ở xã Quốc Khánh, Tràng Định ngoài những mảng chân tường và vết nền, móng xây bằng đã hộc. Năm 1934 – 1935, nhằm đối phó tích cực đối phó với phong trào cách mạng Tràng Định, đồng thời ngăn chặn ảnh hưởng của cách mạng thế giới vào Việt Nam, thực dân pháp đã ráo riết xây dựng hệ thống đồn bốt dày đặc khắp vùng giáp biên. Đồn Pò Mã được xây dựng trong thời kỳ này.
Khu du lịch sinh thái cộng đồng Hữu Liên
Xã Hữu Liên thuộc huyện Hữu Lũng, cách trung tâm tỉnh lỵ Lạng Sơn và thành phố Hà Nội khoảng 150km theo QL 1 và TL 243. Nơi đây được thiên nhiên hào phóng ban tặng cảnh quan đẹp thoáng đãng giữa vùng rừng núi xanh mát mắt.
Hữu Liên, Lạng Sơn (Ảnh sưu tầm)
Thành phần chủ yếu là dân tộc Tày, Kinh, và Dao. Nơi có đến 90% hộ dân sinh sống trong các mái nhà sàn truyền thống, ẩn hiện giữa núi rừng tựa như những con thuyền vượt biển trong tác phẩm sử thi Tày cổ “Khảm hải – Vượt biển”. Nơi lưu trữ nhiều làn điệu dân ca, dân vũ đặc sắc mà đặc biệt là các chiếu chèo cổ của tộc người Việt trên nhà sàn dân tộc Tày.
Trên cơ sở những tiềm năng thế mạnh sẵn có, cùng sự bùng nổ về công nghệ thông tin, địa danh Hữu Liên ngày càng được nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế biết đến, tìm về tham quan, trải nghiệm. Hoạt động du lịch tại đây từ bước khởi đầu tự phát đã dần có sự tham gia của các cấp chính quyền và nhân dân địa phương với sản phẩm chính là loại hình du lịch sinh thái cộng đồng bền vững.
Đền Bắc Lệ
Đền Bắc Lệ (Đền Bà Chúa Thượng Ngàn) có tên chữ là “Bắc Lệ Linh Từ”, tọa lạc tại thôn Bắc Lệ, là một ngôi đền tôi tú anh linh đã có từ lâu đời. Đền nằm trên đồi cao, phía dưới là bóng những cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi. Với dáng vẻ cổ kính linh thiêng, ngôi đền trong những năm qua luôn là địa điểm thu hút đông đảo du khách thập phương về chiêm bái, thực hành tín ngưỡng và chiêm ngưỡng vẻ đẹp thiên nhiên.
Đền Bắc Lệ (Ảnh sưu tầm)
Đền Bắc Lệ gắn liền với câu chuyện truyền thuyết về Thượng Ngàn Thánh Mẫu vùng Bắc Lệ được tôn xưng là “Thượng Ngàn Thánh Mẫu Cao Sơn Thần Nữ”, về sự hiển linh của Thánh Mẫu Liễu Hạnh trên con đường vân du đất Lạng Sơn; về Chầu Bé Bắc Lệ, một vị nữ thần giúp việc cho Thượng ngàn Thánh Mẫu và trở thành vị Thánh Chầu hách danh cai quản vùng Bắc Lệ
Trải qua quá trình biến thiên của lịch sử, qua nhiều lớp thần tích, Đền Bắc Lệ không chỉ là chốn thờ công đồng liệt thánh Sơn Lâm- Sơn Trang mà còn là công đồng của hệ thống tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ- Tứ Phủ của người Việt nên được gọi là đền “Công Đồng Bắc Lệ”.
Các món ăn ngon ở Lạng Sơn
Nếu có dịp đến với Lạng Sơn, một tỉnh miền núi với những ngọn núi hùng vĩ, cảnh đẹp nên thơ du khách cũng đừng quên thưởng thức những món ăn đặc sản hay những đồ ăn vặt tiêu biểu cho nền ẩm thực phong phú nơi đây. Lạng Sơn có nhiều đặc sản hấp dẫn, từ món mặn đến món ngọt, món chính đến món ăn vặt mà du khách đến đây nhất định nên dành thời gian thưởng thức. Nếu bạn sắp có dịp đến với Lạng Sơn muốn tham khảo xem địa điểm ăn uống nào ngon và hấp dẫn.
Vịt quay
Là giống vịt Bầu Thất Khê. Sau khi được làm sạch sẽ tẩm thêm hương liệu: hành, hạt tiêu, móc mật, nhồi vào bên trong vịt rồi khâu lại. Phần ngoài tẩm mật ong và để khoảng 10 phút. Tiếp theo quay vịt trên than hoa 15 phút.
Vịt quay là món ăn nổi tiếng ở Lạng Sơn (Ảnh sưu tầm)
Sau khi quay xong nhúng vào chảo mỡ đảo đi đảo lại rồi cho ra giá đỡ để nguội. Khi quay vịt đòi hỏi kỹ thuật không cháy đen, phải đảm bảo độ nóng, quay càng lâu thịt càng thơm. Thịt vịt phải thấm màu mật ong, miếng thịt ăn vào thấy đậm đà và mềm ngọt.
Phở chua Lạng Sơn
Đặc sản xứ lạng này được chế biến rất cầu kỳ và có hương vị vô cùng hấp dẫn. Phở chua phải ăn nhấn nhá mới thưởng thức trọn vẹn hương vị đặc biệt của món ăn này.
Phở chua Lạng Sơn (Ảnh sưu tầm)
Hiện nay, món phở chua được bán ở nhiều tỉnh vùng núi phía bắc nhưng chỉ có sản phẩm của Lạng Sơn là nổi tiếng hơn cả. Hãy tới những địa chỉ dưới đây để thưởng thức món ăn này nhé
Bánh cuốn trứng Lạng Sơn
Cùng được tráng từ bột gạo tẻ trên nồi hấp như nhiều loại bánh cuốn khác của người Việt, nhưng bánh cuốn trứng Lạng Sơn khi làm khó hơn người ta tưởng rất nhiều.
Bánh cuốn trứng Lạng Sơn (Ảnh sưu tầm)
Bột bánh được làm từ gạo tẻ ngon xay nhuyễn với nước theo một tỉ lệ vừa phải để bột không bị khô quá hay loãng quá, nếu không bánh cuốn chẳng thể mềm mại và ngon lành được. Bánh được tráng trên nồi hấp có căng một lớp vải mỏng để bánh chín hoàn toàn bằng hơi nước nóng bốc lên. Tuy nhiên khác một điểm là người ta dùng trứng để làm nhân bánh.
Một điểm khác biệt nữa là bánh cuốn xứ Lạng ăn theo cách của người xứ Lạng đúng điệu là phải ăn với nước chấm pha bằng giấm được làm từ một loại chuối chín cây ở Lạng Sơn, loại giấm đặc trưng chỉ xứ Lạng mới có.
Ngoài bánh cuốn trứng, người Lạng Sơn cũng tráng bánh cuốn cuộn giống một số nơi khác. Loại bánh này dành cho những ai không muốn ăn bánh cuốn trứng, hoặc để ăn thêm sau khi đã quá tải dinh dưỡng với hai, ba chiếc bánh cuốn trứng liền trước đó.
Khâu nhục (Khau nhục)
Người ta có câu “ Tới xứ Lạng mà chưa ăn Khâu Nhục xin đừng về”. Nếu bạn đang tìm cách làm món khâu nhục thì chắc hẳn bạn đã được nghe qua về món ăn này. “Khâu nhục là món ăn của người Hoa nhưng người dân tộc Tày tự chế biến theo hương vị của vùng miền nên từ đó khâu nhục trở thành 1 trong những món ăn nổi tiếng bậc nhất của đặc sản Lạng Sơn bao đời nay.
Khâu nhục (Ảnh sưu tầm)
Nghe từ cái tên cũng có thể nôm na cảm nhận được, “khâu” nghĩa là mềm rục, còn “nhục” ấy là thịt. Chỉ có các dịp lễ tết, cưới hỏi hoặc khách ở phương xa đến thì người ta mới tiếp đón món ăn cầu kì này.”
Bánh Cao Sằng
Bánh cao sằng ở thành phố Lạng Sơn từng nổi tiếng một thời, được người Hoa ưa chuộng. Nó có mặt nhiều nhất ở thành phố và các huyện lân cận nơi có nhiều người dân tộc Nùng sinh sống. Nghe các cụ kể lại, ngày đó trên Lạng Sơn còn bóng giặc từ Trung Quốc tràn sang, chúng muốn đồng hóa dân ta về mọi mặt, mang những món ăn từ bên kia sang và bắt dân ta làm theo. Rồi dần dần các món ăn như khẩu si, bánh màn thầu…có mặt trên đất xứ Lạng và được người dân chế biến cho phù hợp với khẩu vị.
Bánh Cao Sằng (Ảnh sưu tầm)
Còn có câu truyền nhau là nếu ghét nhau thì cứ nấu cho nhau ăn cao sằng, nếu cực ghét nhau thì hãy mời nhau. Cũng có lẽ như vậy nên giờ món ăn này còn có rất ít người làm. Nhưng cho dù thế nào thì cao sằng cũng là một món ăn thú vị và hấp dẫn, mang đầy đủ tinh hoa của sự kết hợp giữa ẩm thực Trung Hoa và ẩm thực Việt Nam.
Bánh Áp chao
Xứ Lạng có món vịt áp chao khá nổi tiếng khiến cho du khách tìm để thưởng thức bằng được, nhưng cũng có ít ai để ý, trên đây còn có món bánh áp chao cũng tuyệt vời không kém. Món bánh với cái tên nghe thấy thôi cũng đủ thôi thúc những vị khách phương xa phải lùng sục đi tìm để ăn cho bằng được.
Áp chao Lạng Sơn (Ảnh sưu tầm)
Bánh áp chao là loại bánh được chế biến từ gạo nếp và gạo tẻ, gạo nếp chiếm tỷ lệ 3/4. Gạo đem xay bột nước, lọc bột cho khô vừa ở độ rền rệt, thái thêm lá hành cho vào, cho thêm chút xì dầu vào bột đảo cho thật đều. Một món ăn với các nguyên liệu hết sức bình thường nhưng điểm nhấn của chiếc bánh này là phần nhân bên trong. Nhân của bánh phải được làm từ vịt chao thơm ngon của chính vùng đất này.
Trong thời tiết xe lạnh của xứ lạng, có thể nhâm nhi một chút rượu Mẫu Sơn với món bánh này thì quả thật không muốn về. Các phần còn lại của con vịt như cổ cánh, chân, lòng mề vịt được tẩm ướp gia vị chao lên, có hương vị rất thơm ngon, hấp dẫn khó có thể cưỡng lại. Nếu có dịp về với vùng núi cao này, đừng ngần ngại hãy thử hương vị ẩm thực nơi đây, với bao nhiêu món ăn mang hồn núi quê ta.
Lợn quay Lạng Sơn
Đây là món ăn đặc sản không thể thiếu trong các bàn ở Lạng Sơn và không chỉ ngon mà còn chế biến cầu kì và mang hương vị riêng của xứ Lạng. Lợn quay Lạng Sơn được quay nguyên con. Tạo màu cho lợn quay là một trong những bước quan trọng nhất tạo nên độ bắt mặt cho món lợn quay Lạng Sơn. Để da của lợn quay nổi rộp thì người thợ cần dùng một cây kim dài, vừa quay vừa châm vào da, đồng thời phết mật ong và quay đều tay cho đến khi con lợn xuất hiện màu nâu cánh gián.
Lợn quay là một trong những món ngon ở Lạng Sơn (Ảnh sưu tầm)
Trước đây, người Tày thường quay lợn trực tiếp trên ngọn lửa than củi núi đá mất khoảng 2-3 tiếng. Hiện nay, bà con cải tiến bằng lò quay chạy tự động nhanh hơn rất nhiều, đáp ứng được nhu cầu kinh doanh của người dân. Mỗi một con lợn ngon được ra lò phụ thuộc vào tay nghề của người thợ cũng như bí quyết quay của từng gia đình.
Trước đây, người Tày thường quay lợn trực tiếp trên ngọn lửa than củi núi đá mất khoảng 2-3 tiếng. Hiện nay, bà con cải tiến bằng lò quay chạy tự động nhanh hơn rất nhiều, đáp ứng được nhu cầu kinh doanh của người dân. Tuy nhiên, dù phương thức quay có tiên tiến hơn nhưng hương vị và màu sắc của thịt lợn quay Lạng Sơn vẫn giữ được nét đặc trưng với những nguyên liệu vô cùng đơn giản.
Bánh chưng đen Bắc Sơn
Bánh chưng đen (hay còn gọi là bánh chưng cẩm) được gói theo hình trụ dài giống bánh tét miền Nam hay bánh gù của người Giáy. Tuy nhiên, món bánh đặc trưng của người Tày ở huyện Bắc Sơn có màu đen bóng rất lạ mắt, quyện chặt vào từng hạt nếp chắc mẩy và khiến không ít người phải tò mò.
Bánh chưng đen Bắc Sơn (Ảnh sưu tầm)
Ngay từ tháng 10 Âm lịch, người Tày đã rục rịch chuẩn bị những công đoạn đầu tiên để gói bánh chưng đen. Sau vụ gặt lúa mùa, người ta chọn những cọng rơm nếp to, vàng ươm đem về phơi khô rồi đốt thành tro. Sau đó, họ vò kỹ, rây lấy phần mịn nhất rồi trộn với gạo nếp thơm để tạo ra màu đen bóng.
Chỉ một miếng bánh nhưng mang đủ hương vị đặc biệt của nếp, thịt lợn, vị ngọt của nhân đỗ xanh, vị lạ của cây rừng… Đó thực sự là dư vị không thể nào quên. Nét độc đáo của bánh chưng đen còn ở vị bùi bùi, thơm mát, không gây nóng cổ, nóng bụng như bánh chưng thường. Chính vì vậy, người dân còn gọi đây là món ăn “hạ hỏa”.
Ngày trước, loại bánh này chỉ xuất hiện trong ngày lễ, Tết, giỗ chạp… Tuy nhiên, hiện nay, nó đã trở thành thứ đặc sản phổ biến mà bất cứ ai tới Bắc Sơn đều có thể mua về làm quà tặng. Bánh chưng đen có thể để được rất lâu, đến hết tháng Giêng mà vẫn thơm ngon.
Xôi cẩm
Xôi lá cẩm xứ Lạng có màu tím nhờ nước luộc thứ lá gọi là lá cẩm, rộ nhất vào tháng tư tháng năm. Lá cẩm sau khi luộc sẽ được lấy nước đem ngâm với nếp qua một đêm.
Xôi cẩm Bắc Sơn (Ảnh sưu tầm)
Hạt nếp trắng tinh sau khi ngâm sẽ chuyển sang màu tím mà nhiều người thường đùa nhau đó là vì đã bị “thuốc tím” bám vào. Màu của xôi cẩm cũng chính là màu của hạt nếp sau khi được ngâm.
Mùi hương bốc lên khi đồ xôi cẩm cũng rất đặc biệt so với mùi thơm của những loại xôi khác, có lẽ là vì hương lá cẩm thấm vào xôi.
Cơm lam Bắc Sơn
Nhắc đến cơm lam người ta thường hay nhớ đến những vùng đất nổi tiếng như Hoà Bình , Sơn La, Cao Bằng… nhưng nếu đã một lần đến Bắc Sơn, Lạng Sơn được thưởng thức món cơm lam của bà con dân tộc Tày ở đây thì chắc chắn bạn sẽ không thể quên được cái hương vị đậm đà riêng của nó.
Cơm lam, món ăn truyền thống phổ biến của người dân vùng cao phía Bắc (Ảnh sưu tầm)
Khác với ở vùng đồng bằng thường nấu cơm bằng nồi niêu, món cơm ở vùng cao có thể được nấu trong những ống nứa và được gọi bằng cái tên “cơm lam”. Đơn giản thì đây là cách gọi thân thuộc của người dân miền núi với cách nấu cơm bằng ống nứa. “Lam” có thể hiểu là dùng ống nứa để nấu thức ăn như cơm, cá suối, thịt … Cách nấu dân dã này mang lại vị ngon hấp dẫn hơn hẳn so với nấu cơm trong nồi. Đó cũng là nét đặc trưng trong văn hóa ẩm thực tại nhiều vùng cao của đất nước ta
Bánh ngải
Nằm trong danh sách những đặc sản nhất định phải nếm thử khi tìm về xứ Lạng là món bánh ngải, thức quà dân dã của người Tày chứa đựng cả tấm lòng yêu mến khách đường xa. Từ lâu, ngải cứu đã nổi tiếng là vị thuốc quý giá, chữa được nhiều loại bệnh khác nhau, thế nhưng lại chẳng hề dễ ăn chút nào.
Bánh ngải ở Bắc Sơn (Ảnh sưu tầm)
Ấy vậy mà người dân tộc Tày trên mảnh đất Lạng Sơn vẫn có thể sử dụng nó để làm ra món bánh vô cùng độc đáo, vừa bắt mắt, vừa thơm ngon, dâng lên tổ tiên vào dịp Tết thanh minh, hay mừng mùa lúa chín để bày tỏ lòng thành kính. “Tiếng lành đồn xa”, dần dần nó trở thành đặc sản trứ danh “nuông chiều” khẩu vị của cả những thực khách khó tính nhất, cắn một miếng dẻo thơm bỗng thấy vấn vương tơ lòng, bảo sao dân “sành ăn” cứ một mực nói rằng lên xứ Lạng mà không thử bánh ngải thì phí cả nửa chuyến đi.
Măng ớt Lạng Sơn
Măng ớt là cách gọi ngắn gọn của món măng ngâm tỏi ớt, đó là một trong những món ăn kèm với phở, mỳ ngon nổi tiếng. Với những nguyên liệu có sẵn dân ta đã chế tạo ra món ngon đầy dân dã. Măng ngâm tỏi ớt rất phổ biến, hầu như các vùng đều có món này nên mỗi nơi có một hương vị riêng nhưng nổi bật nhất vẫn là măng ớt Lạng Sơn. Với hương vị đều thơm ngon nên người ta phong cho măng ớt là đặc sản của vùng đất này.
Ai lên xứ Lạng khi về cũng thường cầm theo lọ măng ớt (Ảnh sưu tầm)
Người Lạng Sơn xem món măng ớt và mắc mật ngâm là món ăn quen thuộc có thể ăn cùng cơm, phở hoặc bất cứ món ăn gì hàng ngày. Thường thì khoảng tháng 6, tháng 7 mắc mật vào vụ chín, lúc ấy măng trên rừng cũng vào độ ngon nhất sau những cơn mưa đầu hè. Người ta sẽ chọn loại măng mai hoặc măng vầu no tròn, thái miếng. Mắc mật chín vừa độ và ớt loại quả nhỏ. Tất cả cùng ngâm với giấm, tạo ra một loại hương vị đặc biệt chỉ có ở vùng địa đầu tổ quốc này.
Cải ngồng Lạng Sơn
Ngồng cải là một thứ thân non của cây, có hoa màu vàng, mọc cao vổng lên, nếu ăn thường rất đắng. Cải ngồng Lạng Sơn thực ra cũng chỉ là thứ cải ngọt bình thường nhưng không biết do mầu mỡ của đất đai hay bởi sự chăm sóc khéo léo của người Lạng Sơn mà ngồng cải cứ mơn mởn xanh, lại ngọt và thơm đến thế.
Cải ngồng dễ dàng tìm thấy ở khắp các chợ Lạng Sơn (Ảnh sưu tầm)
Rau cải ngồng là loại rau đặc biệt phù hợp với khí hậu của Lạng Sơn. Rau cải ngồng có thân non mập, hoa màu vàng, ăn có vị ngọt. Rau cải ngồng được chế biến thành nhiều món ăn như luộc, xào tỏi, xào thịt bò, ăn lẩu…Hiện nay, giống ngồng cải đã được trồng ở nhiều nơi nhưng không đâu có cọng to, lá xanh và mỡ màng như ngồng cải xứ Lạng. Không chỉ nổi tiếng là rau sạch, ngồng cải còn chứa nhiều vitamin B1, B2…có lợi cho sức khỏe, là thực phẩm giúp đẹp da.
Cải làn Lạng Sơn
Cải làn Lạng Sơn nổi tiếng là món rau ngon, xanh mát, có hương vị rất đặc trưng của vùng đất này. Cải luộc, nấu canh xương, xào đều có hương vị đặc biệt. Ai đã một lần được ăn ngồng cải làn thì không thể nào quên hương vị ngọt ngào của thứ rau này.
Cải làn Lạng Sơn (Ảnh sưu tầm)
Cải làn Lạng Sơn xào lên giòn, xào lẫn cả thân, lá và ngồng hoa. Cải có vị ngọt chứ không đắng nhẹ như cải mèo Mộc Châu. Mùa thu hoạch ngồng cải làn từ tháng 4 tới tháng 8. Qua tháng 9, tháng 10, rau này rất hiếm và đắt gấp 4-5 lần chính vụ.
Nem nướng Hữu Lũng
Món nem này nếu nhìn bề ngoài chẳng khác mấy so với nem chạo, nem thính khá nổi tiếng ở nhiều tỉnh thành trong cả nước. Nhưng cũng như món bánh cuốn, món nem ở từng địa phương lại chứa trong đó một thứ “đặc sản” đặc trưng riêng. Nó toát ra từ hình dáng, nguyên liệu và hương vị của món ăn.
Nem nướng Hữu Lũng (Ảnh sưu tầm)
Nem nướng Lạng Sơn to bằng cổ tay người lớn, dài ước chừng một gang tay, được bọc bởi 3 lớp lá chuối xanh bên ngoài buộc lạt tre. Bên trong nem gồm thịt lợn (phần nạc vai, ba chỉ lách không quá mỡ), bì lợn thái mỏng. Thịt phải mua lúc lợn mới mổ, còn hồng tươi, mang về thái bằng dao sắc, mỏng. Bì lợn cũng luộc sơ, thái thật mỏng.
Thông thường một chiếc nem gói khoảng 0,3 kg thịt lợn, thịt mua về được rửa sạch, thái con chì, bì lợn luộc chín, cạo sạch lông thái nhỏ, trộn cả phần thịt và bì với bột thính (loại bột chuyên làm nem thính), nêm thêm gia vị, gói lại bằng lá chuối tươi và buộc lạt, không nên buộc lạt quá chặt sẽ làm cho nem cứng khi nướng nem sẽ không chín đều.
Rau ngót rừng
Cây rau ngót rừng (hay còn gọi là cây mì chính, cây rau sắng…), thuộc loại cây thân mộc, ưa ánh sáng, mọc tự nhiên trên những vách đá của vùng núi cao trên 100m so với mặt nước biển. Bởi vậy, ngót rừng thường mọc nhiều ở các vùng núi đá trên Lạng Sơn.
Rau ngót rừng (Ảnh sưu tầm)
Rau ngót rừng khi được hái về thường bó thành từng mớ nhỏ ngắn chỉ gang tay, phải rất nhẹ tay để lá non khỏi nát, rửa cũng nhẹ tay. Khi ăn lá rau mềm ngọt, cọng rau bùi và ngồng hoa thì có li ti những hoa nhỏ. Loài rau này mỗi năm chỉ có một mùa ngắn.
Ếch hương
Du khách đến Lạng Sơn sẽ được nghe những câu chuyện về đặc sản “tiến vua”, loài ếch hương quý sống trên vùng rừng núi Mẫu Sơn. Ếch hương ở đây được nhiều du khách gọi là ếch đại gia, ếch vương, ếch công nương. Còn người Dao đỏ địa phương vẫn thường gọi là “Tồng Keng”, theo tiếng dân tộc có nghĩa là ếch lớn.
Ếch hương Mẫu Sơn (Ảnh sưu tầm)
Trên bàn nhậu ở Mẫu Sơn, nếu đem đĩa ếch hương chiên giòn lên, những sản vật khác như cá hồi, gà sáu cựa hay thịt hun khói đều được dời qua một bên để đĩa ếch chiếm vị trí trang trọng nhất. Bởi ếch hương rừng là “vua” của ẩm thực Mẫu Sơn.
Cá Hồi Mẫu Sơn
Nhiều chuyên gia hải sản đã đánh giá rằng Mẫu Sơn có điều kiện khí hậu, nguồn nước vô cùng phù hợp cho việc nuôi cá hồi, cá tầm… Hơn nữa, chất lượng cá hồi được nuôi tại Mẫu Sơn tốt, cho hàm lượng dinh dưỡng cao, thịt cá thơm ngon màu sắc đẹp không thua kém so với bất cứ loại cá hồi nào đang được nhập khẩu và đang tiêu dùng tại Việt Nam.
Do có khí hậu lạnh nên Mẫu Sơn khá phù hợp để nuôi cá hồi (Ảnh sưu tầm)
Tuy nhiên, sau nhiều lần học hỏi, cải tiến kỹ thuật, người dân ở Mẫu Sơn đã nuôi cá hồi thành công. Việc thử nghiệm nuôi cá hồi thành công không chỉ giúp mang thứ ẩm thực thượng hạng có nguồn gốc từ Châu Âu cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng của khách du lịch, mà còn giúp tạo cho Mẫu Sơn một điểm tham quan mới.
Đặc sản Lạng Sơn mua về làm quà
Rượu Mẫu Sơn
Rượu mẫu sơn nổi tiếng thơm ngon, trong vắt như nước suối, uống rất dịu, vị đậm đà, lại không quá cay nồng mà cũng không quá nhạt, mang hương vị đặc trưng, thơm dịu của lá và rễ cây thuốc miền núi Xứ Lạng, mà hễ ai đã từng một lần uống thì mãi không thể quên được.
Một sản phẩm của du lịch Mẫu Sơn (Ảnh sưu tầm)
Chính tay những người dân tộc Dao sống trên đỉnh Mẫu Sơn (Lộc Bình-Lạng Sơn) chưng cất ở độ cao 800-1000m so với mặt biển bằng phương thức truyền thống, được lưu truyền tứ đời này qua đời khác.
Mật ong rừng
Mật ong rừng nguyên chất được lấy từ đỉnh núi Mẫu Sơn mang hương vị đặc biệt của các loài hoa rừng có rất nhiều công dụng trong y học, chăm sóc sức khỏe; được thu hoạch bằng phương pháp thủ công nên giữ nguyên hương thơm, vị ngọt tự nhiên và hoàn toàn nguyên chất. có màu nâu trong, ngọt mát – vị ngọt rất riêng của núi, của rừng Mẫu Sơn.
Nếu may mắn, bạn có thể mua được mật ong xịn ở Mẫu Sơn (Ảnh sưu tầm)
Ngải cứu Mẫu Sơn
Một thứ thuốc tiên của vùng núi cao, không chịu mọc ở dưới độ cao 600m so với mặt biển. Thứ rau thuốc sạch tự nhiên này mang đầy hương vị độc đáo này có thể giúp bạn giải cảm, giúp tiêu hoá tốt, chống đau đầu. Sử dụng các phương pháp chế biến truyền thống, bạn có thể tạo ra nhiều thứ thức ăn – vị thuốc khác nhau.
Ngải cứu có rất nhiều công dụng trong đời sống hàng ngày (Ảnh sưu tầm)
Mọc ở bất kỳ chỗ nào có đất và chen lẫn cùng với các loài cây dại khác, điều đặc biệt là ngải cứu Mẫu Sơn có vị ngọt rõ ràng để lại trên đầu lưỡi sau khi ăn. Bạn có thể dùng lá ngải để làm đa dạng thêm bữa ăn của mình như mì nấu ngải cho bữa sáng, canh ngải hoặc một món đơn giản khác là trứng ngải cứu. Bạn cũng có thể nhờ nhân viên khách sạn hướng dẫn cách làm bánh ngải của đồng bào người Tày, Dao hoặc mang về biếu người thân, bạn bè như một món quà du lịch độc đáo.
Đào Mẫu Sơn
Nổi tiếng từ lâu trong cả nước không chỉ với màu sắc mà hương vị cũng rất đặc biệt. Khác hẳn với các loại đào tuy chín có màu đỏ rực, thơm nức nhưng thịt lại mềm, nhũn. Được phơi giữa nắng gió Mẫu Sơn, những trái đào nơi đây dường như ngọt, giòn và chắc hơn. Bên ngoài có màu xanh nhạt nhưng khi ăn quả có vị ngọt lịm mà lại giòn tan, thịt đào đỏ au và có mùi thơm dịu. Chính hương thơm tự nhiên và sắc vị ngọt ngào ấy đã níu giữ biết bao du khách dù chỉ một lần đặt chân lên Mẫu Sơn, để rồi họ mua làm quà.
Đào Mẫu Sơn mỗi năm chỉ ra quả một lần vào mùa hè (Ảnh sưu tầm)
Mỗi năm Mẫu Sơn chỉ có một mùa đào, trong vòng một tháng mà thôi. Chính vì vậy, những trái đào dường như trở thành sản vật vô cùng quí giá mà thiên nhiên đã ưu đãi ban tặng cho vùng đất này. Giống đào ở đây ngon và nổi tiếng không nơi nào sánh được.
Đào Mẫu Sơn vừa to, vừa ngọt. Đào có màu xanh trắng, bên ngoài là lớp vỏ có lông tơ mềm như nhung. Quả của nó có một hạt ở giữa và được bao bọc bởi cùi thịt màu vàng hay ánh trắng. Nhìn vẻ bề ngoài, những trái đào Mẫu Sơn căng mọng với màu sắc hồng hào, tươi đẹp đã hấp dẫn mọi người thưởng thức.
Chanh rừng Mẫu Sơn
Không giống với các loại chanh khác, loại chanh này khá nhỏ, chỉ to hơn quả quất một chút. Khi chanh chín, vỏ chanh có màu vàng đẹp mắt. Nếu ta ăn cả vỏ thì sẽ cảm nhận thấy vị ngọt bùi và rất thơm. Nếu ăn mỗi lõi không thì sẽ hơi chua một chút. Hoa chanh rừng nhỏ màu trắng nở ở những kẽ lá cành cây mọc từ gốc đến tận ngọn. Trong mỗi quả chanh thường có từ 3 đến 5 hạt con, rất ít.
Chanh rừng Mẫu Sơn (Ảnh sưu tầm)
Loại chanh Mẫu Sơn này chỉ mọc được ở vùng núi Mẫu Sơn, Lạng Sơn. Bởi vì nơi đây có độ cao từ 800 – 1541m so với mực nước biển. Nhiệt độ trung bình rơi vào khoảng từ 15 đến 22 độ C. Điều này vô cùng phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cây chanh.
Rau Bò khai và Rau Sau Sau
Cây bò khai là một loại rau rừng ăn được của Việt Nam thường mọc nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Đây là đặc sản vùng miền ở Lạng Sơn. Rau bò khai còn có tên gọi khác là rau bồ khai, rau phắc hiển, rau lòng châu sói, rau khau hương hay rau hiến. Theo kinh nghiệm dân gian người dân vùng múi thường lấy thân, cành lá cây bò khai còn tươi hoặc phơi khô để sắc nước uống chữa bệnh viêm gan do siêu vi thường gặp ở trẻ em và phụ nữ. Sử dụng nước sắc loại rau này đều đặn có thể tán sỏi ở những người bị sỏi thận.
Rau bò khai Lạng Sơn (Ảnh sưu tầm)
Cây Sau sau hay còn gọi là: cây Sau trắng, cây Cổ yếm, cây Lau thau, cây Sâu cước, cây Thẩu. Người ta thường dùng ngọn và lá non rửa sạch làm thực phẩm đặc biệt. Ngọn và lá non rau Sau sau có mùi vị bùi chát và hương vị thơm đặc thù. Do phân bổ sinh thái đặc thù của loài nên văn hóa ẩm thực loại rau này cũng chỉ gắn liền với vùng phân bổ tự nhiên của cây. Ở nước ta chủ yếu rau Sau sau được dùng vào cuối đông đầu xuân khi mà từng chồi non của cây Sau sau mới nảy. Nhân dân vùng núi Lạng Sơn, Cao Bằng rất khoái khẩu món rau ăn sống này. Người ta đi hái chồi non về, rửa sạch để ăn như là những món rau sống khác trong bữa ăn, hương vị thơm vô cùng đặc biệt mỗi khi nhai ngọn lá Sau sau trong miệng khiến cho ai đã ăn một lần thì nhớ mãi.
Na Chi Lăng
Cuối tháng 8, đầu tháng 9, khi tiết trời thu se lạnh tràn về cũng là lúc đến mùa na chín. Lạng Sơn được coi là một trong những “vựa na” lớn nhất cả nước. Và vùng núi đá vôi Kai Kinh ở hai huyệ∆n Hữu Lũng và Chi Lăng là vương quốc na nơi đây.
Na Chi Năng mắt hồng, quả to và tròn căng (Ảnh sưu tầm)
Na đã có mặt trên đất Chi Lăng từ hơn 40 năm nay. Cây trồng thích hợp phát triển ở vùng đất khô cằn trên vách núi, sườn núi, đỉnh núi đá vôi ở hai huyện Chi Lăng và Hữu Lũng. Sản phẩm góp phần cải thiện thu nhập cho người dân, thậm chí nhiều hộ đã vươn lên làm giàu từ cây na.
Mắc mật
Cả cây mắc mật nhất là ở lá, vỏ quả có tinh dầu thơm dễ chịu. Từ lâu người dân các dân tộc ở khu Việt Bắc nói chung và Lạng Sơn nói riêng đều có kinh nghiệm sử dụng mắc mật làm gia vị chế biến cho các món ăn từ lâu đời.
Mắc mật được dùng trong nhiều món đặc sản Lạng Sơn (Ảnh sưu tầm)
Lá mắc mật không thể thiếu đối với món thịt lợn quay, vịt quay, thịt nướng, xào măng… Quả tươi làm nên hương vị độc đáo của món măng ớt, ăn một lần nhớ mãi. Quả mắc mật phơi khô để kho thịt, cá; hoặc xay mịn để làm gia vị như hạt tiêu…
Các sản phẩm từ cây Hồi
Là một loại cây quý đặc trưng của tỉnh Lạng Sơn được trồng chủ yếu trên địa bàn các huyện Văn Quan, Văn Lãng, Bình Gia… Quả Hồi, tinh dầu Hồi là một loại dược liệu quý trong đông y, cũng là gia vị độc đáo không thể thiếu trong các món ẩm thực phổ biến như phở, hoặc dùng để tẩm ướp các món ăn. Sản phẩm hoa Hồi Lạng Sơn được ưa chuộng tại các thị trường quốc tế như Pháp, Cannada, Trung Quốc… Hồi Lạng Sơn chiếm hơn 90% sản lượng hồi trên toàn quốc.
Cây hồi (Ảnh sưu tầm)
Bánh khảo Tràng Định
Bánh khảo làm thủ công không chỉ là thứ lương khô truyền thống mà còn trở thành món quà ngon, ý nghĩa dịp Tết của người Tày, Nùng ở Lạng Sơn. Tại Tràng Định (Lạng Sơn), những ngày áp Tết hầu như gia đình nào cũng đóng bánh khảo để đặt lên bàn thờ cúng tổ tiên, làm món ăn tiếp khách trong năm mới hoặc quà biếu người thân, bạn bè gần xa.
Bánh khảo Tràng Định, Lạng Sơn (Ảnh sưu tầm)
Hồng Bảo Lâm
Vùng giáp biên Trung Quốc trồng nhiều hồng, nhưng năm nào họ cũng sang Việt Nam thu mua hồng Bảo Lâm bởi chuộng loại quả vị ngọt, thơm, giòn và không hạt. Những cây hồng lâu năm được trồng theo phương pháp truyền thống.
Hồng Bảo Lâm (Ảnh sưu tầm)
Người dân thường chọn cây hồng quả to đẹp, thân cây cao lớn chắc chắn rồi chặt lấy một đoạn rễ dài khoảng 30-40 cm, sau đó ươm cho đến khi nảy mầm. Với cách trồng này, khoảng 8-10 năm sau cây sẽ bói quả; nếu trồng bằng phương pháp ghép cành chỉ khoảng 3-5 năm.
Quýt Bắc Sơn
Quýt vàng Bắc Sơn được coi là cây xóa đói giảm nghèo cho các hộ đồng bào dân tộc Kinh, Tày, Nùng, Dao, H’Mông ở đây. Mùa quýt chín vào khoảng cuối tháng 11 dương lịch đến tháng 1 năm sau, cũng là thời điểm giáp Tết Âm lịch. Sản phẩm quýt Bắc Sơn chủ yếu bán cho các thương lái đi tiêu thụ khắp nơi trong tỉnh, các vùng lân cận và chợ.
Quýt Bắc Sơn (Ảnh sưu tầm)
Là loại cây ưa ánh sáng tán xạ, độ ẩm vừa phải, thích hợp với thời tiết lạnh và khô mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa nên quýt Bắc Sơn sinh trưởng tốt nhất trong các khe núi, thung lũng thuộc vùng núi đá, độ cao 500 – 700 m so với mực nước biển.
Vùng núi Bắc Sơn sở hữu đất đai tương đối màu mỡ, chủ yếu là feralit nâu đỏ hoặc màu vàng nên là nơi hội tụ đầy đủ yếu tố cần thiết để tạo ra thứ quýt ngon với hương vị thanh mát hiếm có.
Các lễ hội văn hóa tại Lạng Sơn
Lạng Sơn – mảnh đất biên cương của Tổ Quốc còn in đậm dấu ấn của các nền văn hoá truyền thống của nhiều dân tộc ở Việt Nam. Những dân tộc có đông cư dân ở Lạng Sơn như Nùng, Tày, Việt, Dao với nhiều phong tục tập quán và lễ hội rất độc đáo. Ngoài ra, Lạng Sơn còn là địa phương lưu giữ kho tàng văn nghệ dân gian phong phú (truyền thuyết, cổ tích, ca dao, tục ngữ,…), mảnh đất hội tụ, giao lưu của 7 dân tộc Nùng, Tày, Kinh, Dao, Hoa, Sán Chay, Mông,…
Lễ hội đền Tả Phủ – Kỳ Lừa (Ảnh sưu tầm)
Mùa xuân ở Lạng Sơn mang vẻ đẹp đặc trưng của núi rừng phía Bắc. Dọc đường đi, những vạt hoa đào, hoa mơ rừng nở rộ ở ngay ven đường đã níu chân nhiều du khách dừng chân để chụp ảnh. Phong cảnh hữu tình với núi rừng nhấp nhô, hoa đào rừng nở rộ khoe sắc, những vệt hoa dại tím ngắt ven đường… khiến cho Lạng Sơn trở nên hấp dẫn và lãng mạn hơn trong mắt khách du lịch.
Lạng Sơn là tỉnh miền núi biên giới với hơn 250 km đường biên, có cửa khẩu quốc tế và quốc gia, cửa ngõ giao lưu kinh tế và văn hóa. Đây là nền tảng cơ bản tạo nên sự đa dạng, phong phú về văn hóa của tỉnh. Tại đây còn lưu giữ kho tàng văn nghệ dân gian khá phong phú như: Truyền thuyết, cổ tích, ca dao, tục ngữ… Với những lợi thế về địa lý và truyền thống văn hóa sẵn có, Lạng Sơn đã tạo được nét chấm phá riêng, độc đáo để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng du khách.
Một số lưu ý khi du lịch Lạng Sơn
- Đến Lạng Sơn bạn nên chọn các khách sạn ngay trung tâm thành phố, trách chọn khách sạng gần biên giới vừa ít tiện nghi lại không an toàn. Khi mua sắm tại các chợ ở Lạng Sơn bạn nên mặc cả mạnh miệng từ 50 – 60% nếu không sẽ bị hớ rất nhiều.
- Không nên mua đồ điện tử mà chỉ nên mua một số loại như chăn ga, quần áo … bởi đồ điện tử ở đây toàn bộ là đồ Trung Quốc chất lượng thấp.
- Luôn mang theo hộ chiếu nếu bạn tới những khu vực cửa khẩu, biết đâu trong một số lúc ngẫu hứng bạn muốn qua bên kia biên giới chơi thì sao.
- Nếu lên Mẫu Sơn, nhớ gọi điện trước cho khách sạn báo số người và đặt đồ ăn trước để lên đến nơi không phải chờ đợi lâu, trên đó chỉ lúc nào có khách thì họ mới chuẩn bị thôi. Gợi ý cho các bạn ở nhà nghỉ Yến Yến, một căn nhà được xây trên sườn núi khá độc đáo với 3 mặt giáp rừng.
Lịch trình đi du lịch Lạng Sơn
Hà Nội – Lạng Sơn – Mẫu Sơn – Bắc Sơn
Tổng hành trình này khoảng 500km cho 3 ngày, các bạn có thể đi bằng xe máy hoặc ô tô cá nhân. Lịch trình này không phù hợp để sử dụng phương tiện công cộng.
Ngày 1: Hà Nội – Lạng Sơn – Mẫu Sơn
Từ Hà Nội đi lên Lạng Sơn, du hí chơi quanh Tp Lạng Sơn chơi một số địa điểm như động Tam Thanh, Nhị Thanh
Chiều chạy xe lên thẳng Mẫu Sơn nghỉ ngơi. Nếu team đông có thể tổ chức đốt lửa trại, giao lưu buổi tối. Thưởng thức các món ăn ngon ở Mẫu Sơn. Đừng quên đặt phòng trước ở Mẫu Sơn để bên nhà nghỉ còn chuẩn bị đồ ăn thức uống, trên đó buổi tối không có chỗ nào bán đồ ăn đâu.
Ngày 2: Mẫu Sơn – Hữu Nghị – Bắc Sơn
Sáng dậy ăn sáng dọn dẹp đồ đạc, mua một số đặc sản Mẫu Sơn làm quà rồi quay ngược về hướng Tp Lạng Sơn, đi thẳng đến Đồng Đăng ghé chơi cửa khẩu Hữu Nghị
Xong xuôi sẽ tiếp tục đi thẳng Bắc Sơn. Tối ngủ nhà sàn homestay ở Bắc Sơn, thưởng thức các món ăn ngon ở đây.
Ngày 3: Bắc Sơn – Hà Nội
Sáng dậy thật sớm leo bộ lên núi Nà Lay để săn được ảnh thung lũng Bắc Sơn. Nếu đi vào dịp đông và muốn có chỗ đẹp để chụp ảnh chắc các bạn cần ở cả đêm cắm trại trên núi luôn.
Săn ảnh xong xuôi có thể lượn lờ đi chơi thác Đăng Mò (cách trung tâm khoảng gần 30km).
Ăn trưa nghỉ ngơi xong thì xuất phát quay ngược về Hà Nội theo đường QL1B và QL3 (qua Thái Nguyên)
Hà Nội – Mẫu Sơn – Hà Nội
Do Mẫu Sơn là một địa điểm không quá xa nên các bạn có thể phượt một chuyến lên Mẫu Sơn chỉ trong vòng 2 ngày.
Ngày 1 : Xe máy từ Hà Nội – Lạng Sơn – Mẫu Sơn (200km) đường quốc lộ 4 lên Lạng Sơn khá đẹp nên thời gian đi lại cũng khá nhanh, nếu xuất phát từ sáng bạn có thể tranh thủ tham quan một số địa điểm du lịch ở Lạng Sơn trước. Chiều tối lên đến Mẫu Sơn nhận phòng khách sạn, dạo chơi quanh đỉnh núi chụp ảnh, tối có thể mua củi đốt lửa trại tiến hành một số hoạt động giao lưu. Nếu bạn đi xe khách từ Hà Nội lên Lạng Sơn thì lên đến nơi có thể thuê xe taxi lên thẳng Mẫu Sơn, nhớ thỏa thuận giá cả trực tiếp với lái xe luôn về điểm đến.
Ngày 2 : Dạo chơi quanh Mẫu Sơn, có thể trekking hoặc sử dụng xe máy đi vào một số bản người Dao trên đường xuống núi như Khuổi Cấp, Khuổi Tẳng, dạo chơi suối Long Đầu, ghé thăm núi Phặt Chỉ và Linh địa cổ Mẫu Sơn. Các địa điểm này các bạn có thể đi hầu hết trong vòng 1 ngày, chiều xuống núi và trở về Hà Nội.
Discussion about this post