Đến với Tây Bắc, với từng địa danh nơi đây đều sẽ tạo những điều đặc biệt riêng có. Ghé thăm Ngọc Chiến Mường La cũng vậy, nơi có những công trình thủy điện kỳ vĩ, những bản làng mang đậm bản sắc văn hóa khác nhau. Để đến với Ngọc Chiến, các bạn có thể đi từ hướng Mù Cang Chải (chân đèo Khau Phạ) hoặc theo đường TL 106 từ Tp Sơn La vào Mường La rồi đến với vùng đất Ngọc Chiến.
Ngọc Chiến nằm ở độ cao khoảng 1600 mét so với mực nước biển, cách trung tâm thành phố Sơn La vẻn vẹn gần 80 km. Ngọc Chiến Mường La là nơi sinh sống của nhiều dân tộc khác nhau như dân tộc Thái, Mông La Ha,… Chính vì vậy mà Ngọc Chiến Mường La mang nhiều nét văn hóa hòa trộn khác nhau, tạo nên một điểm đến đầy thu hút không chỉ đẹp ở thiên nhiên, khung cảnh mà còn cả những nét văn hóa độc đáo, mới lạ qua nhiều thế hệ.
Ngọc Chiến cũng có một mùa lúa chín vàng đẹp đến mê người (Ảnh sưu tầm)
Đến với Ngọc chiến, du khách có thể cùng được trải nghiệm các công việc hàng ngày với gia chủ. Đặc biệt du khách sẽ có cơ hội thưởng thức những món ăn đặc sản địa phương như: Xôi nếp tan, cơm lam, thịt nướng, cá nướng, gà quay. Ngoài ra, khách có thể tắm khoáng nóng tự do tại mó nước ở bản Khau Vai, suối Chiến ở bản Mường Chiến. Nếu có thời gian các bạn có thể tìm hiểu các nghề truyền thống của bà con nơi đây. Đây được coi là một vùng đất ẩn chứa vẻ đẹp ngỡ ngàng, từ những nét văn hóa độc đáo của 3 tộc người Thái, Mông, La Ha, đến những suối nước nóng có khả năng chữa bệnh thần kỳ và đặc biệt ấn tượng là những nếp nhà sàn thơm mùi gỗ pơmu.
Nên du lịch Ngọc Chiến vào thời gian nào?
Đến với Ngọc Chiến, Mường La bạn nhất định phải ghé thăm nhà máy thủy điện Sơn La. Thuộc xã Ít Ong, huyện Mường La. Nhà máy thủy điện Sơn La là nhà máy thủy điện lớn nhất Đông Nam Á. Đến với xã Ít Ong bạn cũng có thể đến với di tích hang Co Noong. Vào trong hang bạn sẽ phải ngỡ ngàng với những cảnh sắc vô cùng tuyệt đẹp mà thiên nhiên đã ban cho nơi này.
Với địa điểm trên các bạn có thể sắp xếp được thời gian vào bất cứ lúc nào đều có thể đến Ngọc Chiến nhưng trong năm chỉ duy nhất trừ mùa mưa của miền Bắc thì hơi khó khăn để đến Ngọc Chiến. Trời mưa gió nếu đi từ phía Mù Cang Chải sang thì đường trơn trượt, lày lội, và gặp nhiều điểm sạt lở.
- Mùa lúa chín ở Ngọc Chiến nói riêng và Tây Bắc nói chung sẽ vào khoảng tháng 9-10, gần như trùng với thời điểm lúa chín ở Mù Cang Chải. Từ Mù Cang Chải đi sang Ngọc Chiến cũng khá tiện đường nên các bạn có thể kết hợp 2 địa điểm này trong cùng một hành trình.
- Với ưu đãi của tự nhiên có suối nước nóng các bạn có thể đến Ngọc Chiến vào thời điểm khoảng cuối năm lúc tiết trời se lạnh để trải nghiệm cảm giác hưng phấn sảng khoái khi ngâm mình trong làn nước ấm.
Hướng dẫn đi tới Ngọc Chiến
Theo hướng Mù Cang Chải
Đường vào Nậm Khắt (Ảnh Google map)
Từ Hà Nội đi theo hướng lên Mù Cang Chải, đến chân đèo Khau Phạ phía bên kia sẽ thấy một biển chỉ đi vào Nậm Khắt. Các bạn tiếp tục đi khoảng hơn 10km nữa sẽ tới Nậm Khắt, rẽ trái là đường sang Ngọc Chiến – Mường La. Đường vào Nậm Khắt đã trải bê tông khá đẹp oto chạy ngon lành cành đào, hết đường bê tông sẽ là đường rẽ để đi Mường La. Tiếp tục đi cho đến khi thấy một đoạn cua rẽ thì nhớ đi từ từ để hỏi người dân đường để đi sang Ngọc Chiến hoặc tra trên map chuẩn ngay.
Theo hướng Sơn La – Mường La
Từ trung tâm Hà Nội các bạn đi lên Sơn La theo hướng QL6 rồi đi vào theo hướng Mường La. Từ Mường La chạy dọc theo đường 106 cho tới khi thấy biển rẽ vào Ngọc Chiến (khoảng gần 30km)
Lưu trú ở Ngọc Chiến
Nơi đây là địa điểm du lịch cộng đồng nổi tiếng và cũng có nhiều homestay của người dân ở đây. Trong trung tâm xã, có khá nhiều nhà dân cung cấp dịch vụ từ homestay, tắm nước nóng và phục vụ cả ăn uống.
Các dịch vụ trọn gói, tất cả trong một được cung cấp cho du khách đến Ngọc Chiến (Ảnh sưu tầm)
Hiện nay đường vào Ngọc Chiến đã khá đẹp nên dịch vụ nhà nghỉ, homestay ở đây cũng đang phát triển mạnh.
Du lịch Ngọc Chiến chơi gì?
Tắm suối nóng
Đến Ngọc Chiến thì không thể bỏ qua cảm giác đầm mình vào nguồn suối nước nóng. Dòng nước nóng này bao đời nay vẫn hàng ngày phục vụ bà con dân bản đến tắm. Đặc biệt hơn nữa, tại bản Lướt hiện đã có các phòng tắm nước khoáng nóng bằng gỗ pơmu.
Người dân ở đây hầu như tắm suối nước nóng hàng ngày nên có làn da rất đẹp (Ảnh sưu tầm)
Ngoài ra, khách có thể tắm tự do tại mó nước ở bản Khau Vai, suối Chiến ở bản Mường Chiến và tìm hiểu các nghề truyền thống của dân làng…
Thưởng thức món ngon ở Ngọc Chiến
Ngoài tắm suối nước nóng thì đến với Ngọc Chiến du khách có thể vào bất cứ gia đình nào đều được gia chủ đón tiếp như khách quý, cùng được trải nghiệm các công việc hàng ngày và thưởng thức những món ăn đặc sản địa phương như: xôi nếp tan (vừa thơm lại dẻo), cơm lam, thịt nướng, cá nướng…
Nhà máy Thủy điện Sơn La
Nhà máy Thủy điện Sơn La là nhà máy thủy điện nằm tại tại xã Ít Ong, huyện Mường La,Sơn La. Nhà máy nằm ở bậc thang thứ 2 trong hệ thống bậc thang thủy điện trên thượng lưu sông Đà. Đây là công trình thủy điện có công suất lớn nhất 2.400MW, gồm 6 tổ máy (6 tổ x 400 MW). Ước tính điện lượng trung bình năm: 10,246 tỷ kWh (trong đó tăng cho thủy điện Hòa Bình là 1,267 tỷ kWh).
Nhà máy thủy điện Sơn La (Ảnh sưu tầm)
Với công suất trên, Thủy điện Sơn La là nhà máy có công suất lớn nhất trong nấc thang thủy điện trên thượng lưu sông Đà (Thủy điện Hòa Bình: 1.920 MW; Thủy điện Lai Châu: 1.200MW); lớn nhất Việt Nam và lớn nhất Đông Nam Á. Thật sự đáng nể đúng không nào?
Ngoài ra thì thủy điện Sơn La có khối lượng công việc thi công lớn nhất trong khu vực: Diện tích lưu vực: 43.760 km2; Dung tích hồ chứa: 9,26 tỷ m3; Mực nước dâng bình thường: 215m; Mực nước gia cường: 217,83 m; Mực nước chết: 175m.
Hang Co Noong
Đây là một điểm di tích khảo cổ hiếm có thuộc thị trấn Ít Ong. Để lên được hang này, từ đồn công an Thủy điện Sơn La các bạn đi ngược thẳng lên núi sẽ đến được điểm cách cửa hang phía Tây khoảng 250m. Di tích là một hang đá tự nhiên, lòng hang có hình tròn giống như một tổ ong khổng lồ nằm trên dãy núi đá vôi gần đập Thủy điện Sơn La.
Cửa chính hang nhìn xuống hạ lưu sông Đà (Ảnh sưu tầm)
Đứng ở cửa hang du khách sẽ ngắm được toàn bộ công trình thủy điện và cảm nhận không khí trong lành, cảnh thiên nhiên đẹp hài hòa giữa mây trời, núi non, sông nước. Hang Co Noong thực sự là một ngôi nhà “tự nhiên” mà người Việt cổ lựa chọn để cư trú trong giai đoạn muộn của Hậu kỳ đá mới – Sơ kỳ đồng thau.
Bản Cát Lình
Cách trung tâm huyện Mường La chưa tới 20 km, bản Cát Lình của đồng bào Mông nằm bên sườn đỉnh Pu Tha Kềnh (núi múa khèn) cao hơn 2.500m so với mực nước biển. Mùa lúa chín thì trên những thửa ruộng bậc thang đang chín rộ, nhìn từ xa tựa như bức tranh đa sắc màu vàng óng tầng tầng lớp lớp trải dài.
Sóng lúa Cát Lình (Ảnh sưu tầm)
Từ Cát Lình, du khách có thể phóng tầm mắt xuống dưới thung sâu ngắm toàn cảnh cả ba cung bậc thủy điện Nậm Chiến lung linh ánh điện về đêm; mỗi sớm thức dậy được ngắm những biển mây bồng bềnh trắng lùa từ dưới các hồ thủy điện, đẩy dần lên vắt ngang các đỉnh núi như bức tranh thủy mặc. Về Cát Lình, du khách không chỉ được nghe những bản nhạc của suối, mà còn được tắm nước suối trong mát lạnh, hít thở không khí trong lành, hòa mình vào những dãy núi cao trùng điệp. Đặc biệt du khách sẽ được trải nghiệm cuộc sống của đồng bào Mông thân thiện, giàu lòng mến khách, cùng đi gặt lúa, đuổi gà thả rừng, bắt cá ruộng bậc thang, ngủ trong nhà gỗ pơ mu, thưởng thức rượu ngâm thảo quả cùng những đặc sản khác của núi rừng.
Lễ cúng cơm mới
Thi làm cốm tại lễ hội mừng cơm mới (Ảnh sưu tầm)
Lịch trình du lịch Ngọc Chiến Mường La
Hà Nội – Ngọc Chiến – Mường La – Sơn La – Mộc Châu
Ngày 1 : Hà Nội – Nghĩa Lộ – Đèo Khau Phạ – Nậm Khắt – Ngọc Chiến
Nên kết hợp đi Ngọc Chiến với Mù Cang Chải hoặc Mộc Châu (Ảnh sưu tầm)
– 7h: Các bạn xuất phát từ Hà Nội đi theo hướng QL32 lên cầu Trung Hà – Thanh Sơn – Văn Chấn – Nghĩa Lộ. Các bạn dừng nghỉ ăn trưa ở Tú Lệ hoặc thị xã Nghĩa Lộ.
– Sau đó tiếp tục vượt qua đèo Khau Phạ, nên tranh thủ check in ngắm cảnh đèo trước khi tới Nậm Khắt. Khi qua đèo thì ở ngay gần chân đèo có biển chỉ đi Nậm Khắt. Từ Nậm Khắt hỏi người dân đường đi Ngọc Chiến (Mường La). Đến tối các bạn ngủ ở Ngọc Chiến, ở đây có thể thưởng thức cơm nếp người Thái hay tắm suối nước nóng.
Ngày 2 : Ngọc Chiến – Mường La – Sơn La – Mộc Châu
– 7h: Các bạn dậy sớm ăn sáng rồi khởi hành từ Ngọc Chiến về Mường La. Trên đường đi có thể vào thăm nhà máy Thủy điện Sơn La. Xong rồi từ Mường La tiếp tục di chuyển về TP Sơn La theo đường 106. Khi về tới TP Sơn La các bạn có thể ghé thăm quan di tích Nhà tù Sơn La. Đến trưa dừng nghỉ ăn tại TP Sơn La.
– 13h : Đi từ TP Sơn La về Mộc Châu theo hướng QL6. Nếu còn sớm các bạn có thể ghé qua thác Dải Yếm, khám phá Đồi chè hình trái tim hay Rừng thông Bản Áng và tối thưởng thức đặc sản của Mộc Châu.
Ngày 3 : Mộc Châu – Hà Nội
– 7h: Ăn sáng tại Mộc Châu rồi khởi hành khám phá một vài bản nhỏ trên đường về Hà Nội như Thong Cuông, Pa Phách…
– 13h : Khởi hành về Hà Nội, trên đường về dọc trên QL6 các bạn sẽ dừng nghỉ check in chụp ảnh tại đèo Thung Khe.
Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Mộc Châu
Xem thêm: Kinh nghiệm đi phượt Tà Xùa
Xem thêm: Các món ăn ngon tại Sơn La
Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Sơn La
Thảo luận về điều này post