Quảng Ninh nổi tiếng với nhiều địa danh đẹp được UNESSCO công nhận di sản văn hóa thế giới,với vịnh Hạ Long, với biển Trà Cổ, Cô Tô, Quan Lạn… với lễ hội Canaval Hạ Long, chung kết người đẹp biển Hạ Long và không thể không nhắc tới những món ăn ngon Quảng Ninh hấp dẫn thực khách mọi miền. Quảng Ninh từ lâu đã được biết đến là một địa điểm du lịch vô cùng nổi tiếng ở Việt Nam với hàng nghìn hòn đảo kỳ vĩ và phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp. Thế nên hãy đọc hết bài viết của RuudNguyen.com để biết thêm các món ngon ở nơi này nhé.
Các món ngon không thể bỏ lỡ khi tới Quảng Ninh
Chả Rươi Đông Triều
Người dân Đông Triều gọi rươi là “lộc trời cho”. Rươi ở Đông Triều có ở sông Đạm Thủy, sông Đá Bạc, sông Cầu Cau nhưng nhiều nhất là ở sông Cầm. Những ngày thường, rươi trú ở hang sâu dưới mặt đất hàng mét. Đến độ Đông về là lúc những con rươi sẽ trồi lên mặt nước, người nông dân dễ dàng dùng lưới bắt rươi, hoặc lấy vợt hớt.
Chả rươi là một trong những món ngon nổi tiếng ở Đông Triều, Quảng Ninh (Ảnh sưu tầm)
Quảng Ninh là một trong số ít tỉnh miền Bắc có rươi và Đông Triều là nơi duy nhất của tỉnh được thiên nhiên ban phú cho món quà tuyệt vời này. Vì rươi là một món ăn hiếm, chỉ có vào một thời điểm trong năm, lại được ưa chuộng nên nhiều nhà tìm cách trữ rươi trong ngăn đá để dùng dần quanh năm. Các món ăn được chế biến từ rươi đều mang đến những hương vị thơm ngon đặc biệt khiến ai cũng háo hức muốn được thưởng thức để cảm nhận cái ngậy ngậy, là lạ, béo béo của rươi.
Na dai Đông Triều
Đông Triều là một trong những địa phương đứng đầu tỉnh về diện tích cây ăn quả với trên 3.000ha, trong đó na dai khoảng 1.000ha, tập trung chủ yếu ở 3 xã Việt Dân, An Sinh, Tân Việt, sản lượng hàng năm đạt khoảng 6.000 tấn quả.
Na dai Đông Triều từ lâu được biết đến với mùi vị đặc trưng, thơm ngon, quả to, vỏ mỏng, bóng, sáng màu… Đặc biệt, na dai Đông Triều chín sớm hơn na ở các vùng khác từ 15-20 ngày.
Mơ Yên Tử
Mơ Yên Tử có màu vàng óng, nhỏ, có vị thơm và chua. Sản phẩm mơ Yên Tử đã được chế biến và tạo thành các sản phẩm OCOP có thương hiệu, được ưa chuộng hiện nay, như: nước mơ Yên Tử, Rượu mơ Yên Tử…
Măng trúc Yên Tử
Ai đã một lần đến Yên Tử đề không bao giờ quên được món măng trúc Yên Tử. Đó là món ăn đặc trưng của vùng rừng núi mà mỗi du khách đến đây đều muốn thưởng thức. Măng trúc là món ăn rất gần gũi với người dân Việt Nam.
Từ măng trúc, người ta kết hợp với các loại thức ăn khác sẽ cho ra rất nhiều món ngon và độc đáo. Trong măng trúc cũng có khá nhiều chất dinh dưỡng, là một món ăn giúp giảm cân hiệu quả. Bên cạnh đó, măng còn giúp kiểm soát cholesterol trong máu, chống ung thư và tốt cho tim mạch.
Chả mực Hạ Long
Xuất hiện từ năm 1946 từ bàn tay tài hoa của cụ Tài Lễ, đầu bếp của một nhà hàng nước ngoài thời kỳ Pháp thuộc sáng tạo ra và lưu truyền đến tận ngày nay. Chả mực được làm từ những con mực tươi ngon nhất của Vịnh Hạ Long nên được gọi tên là “Chả Mực Hạ Long” thơm ngon nổi tiếng nhất Vịnh.
Mực dùng để làm chả là những con mực nang to, tươi sống được đánh bắt ở vùng biển Hạ Long. Món chả mực nơi đây đảm bảo nguyên chất nên luôn thơm giòn, sần sật đặc trưng. Miếng chả mực giòn, ngọt nếu được ăn kèm với miếng bánh cuốn thịt đậm đà và cái ngọt chua của nước chấm pha cay cay sẽ để lại ấn tượng khó phai trong lòng thực khách.
Hàu sữa nướng
Hàu nướng mỡ hành là món ăn bổ dưỡng, thơm ngon, hương vị rất riêng biệt mà không món ăn nào có được.
Sam biển
Sam biển (Ảnh sưu tầm)
Sam biển là một loài hải sản họ cua, sống ở vùng nước sâu, có vỏ (mai) cứng, dưới bụng có tám chân (càng), thường sống thành cặp, con đực bám trên lưng con cái, dân gian có câu : “bám như sam” ý chỉ hiện tượng này. Do vậy, nên lúc bắt được sam thường là cả đôi.
Canh sá sùng lá lốt
Ở Quảng Ninh, Sá sùng ở vùng đảo Quan Lạn, huyện Vân Đồn nổi tiếng là ngon nhất cả nước. Sá sùng tươi có thể dùng nấu canh lá lốt, xào cần tỏi tây, xào su hào hoặc nấu cháo… Sá sùng tươi nấu canh lá lốt thường được dùng làm món khai vị, và là một trong những món ăn được ưa thích của người dân Vân Đồn. Món canh bổ dưỡng sẽ giúp bạn xua tan mệt mỏi sau một ngày làm việc vất vả.
Tu hài
Tu hài có nhiều ở Quảng Ninh, và ngày nay được khá nhiều người biết đến nhờ vào công dụng của nó. Khi du lịch đến các vùng biển dọc Quảng Ninh bạn sẽ chứng kiến cảnh thực khách ăn tu hài sống, đó là khi tu hài còn sống ngoe nguẩy, được thực khách mua và đầu bếp chế biến tại chỗ. Ăn như vậy rất tươi, chấm kèm với nước chấm hải sản hoặc mù tạc để tăng thêm hương vị.
Mực một nắng Cô Tô
Mực một nắng là đặc sản nổi tiếng của vùng biển du lịch Cô Tô được nhiều người yêu thích và biết đến. Thế nhưng chế biến mực một nắng thành những món ăn ngon thì nhiều người vẫn còn lay hoay chưa biết.
Đây là cách chế biến đơn giản, truyền thống nhất đối với món mực một nắng. Nướng mực một nắng thì sẽ có nướng trên than hồng, nướng sa tế, nướng muối ớt, nướng ngũ vị hương.
Gà đồi Tiên Yên
Tiên Yên là một huyện thuộc tỉnh Quảng Ninh. Từ Hạ Long, theo Quốc lộ 18 ngược bắc 70km sẽ gặp thị trấn Tiên Yên. Ở đây có món đặc sản gà đồi trứ danh.
Đúng như câu “ Lợn Móng Cái- Gái Đầm Hà- Gà Tiên Yên”, một khi có dịp thử qua, có lẽ không khách nào có thể quên được vị ngon của gà đồi Tiên Yên này.
Trứng vịt Đồng Rui
Vịt ở Đồng Rui được nuôi thả trong đầm nước ngọt và nước mặn, trứng vịt biển to, vỏ dày, chất lượng trứng ăn thơm, bùi, ngậy, nhiều lòng đỏ và màu đỏ sậm hơn trứng vịt nuôi nước ngọt. Được biết, xã Đồng Rui hiện có trên 40 hộ nuôi khoảng 17.000 con vịt biển.
Trứng vịt Đồng Rui (Ảnh sưu tầm)
Nghề nuôi vịt biển đã trở thành một trong những mô hình kinh tế mang lại nguồn thu lớn cho bà con địa phương.
Cá khô một nắng Đông Xá
Chế biến hải sản nói chung, các loại cá khô một nắng nói riêng ở xã Đông Xá (huyện Vân Đồn) là nghề truyền thống của ngư dân nơi đây. Sở dĩ cá khô ở đây “được lòng” du khách bởi quy trình hoàn toàn tự nhiên, không sử dụng bất cứ hoá chất nào.
Theo đó, cá sau khi đánh bắt về được đưa vào sơ chế, rửa sạch rồi được ngâm với nước muối theo tỷ lệ nhất định để đảm bảo cá rắn chắc và tươi ngon. Một trong những bí quyết làm nên cá một nắng thơm ngon chính là lựa chọn thời điểm nắng để phơi. “Phơi cá cần đặc biệt chú ý căn giờ nắng, gió.
Ruốc lỗ Hoành Bồ
Ruốc phải còn sống, bắt lên cho vào rổ, xát muối và chà kỹ, rồi rửa sạch cho vào nồi luộc với lá me chua (hoặc chay, tai chua…), lá ổi. Ruốc luộc vớt ra đĩa ăn nóng với khế quả, rau thơm, gia vị, đặc biệt ruốc chấm với mắm tôm pha đường ớt chanh là chuẩn nhất.
Tài lồng ệp
Bánh tài lồng ệp có thể gọi bằng nhiều tên khác nhau như “tày nồng ệp”, “tài nồng ệp”, “bánh tổ”, “bánh cấu” hay “xì lồng cấu”, cũng có người gọi rất hay là bánh tài lộc. Bánh tài lồng ệp vừa là thức quà ăn chơi vừa được dùng để làm món đồ cúng ngày lễ tết của người Quảng Ninh.
Bánh tài lồng ệp hiện nay được bán rải rác ở nhiều nơi ở Quảng Ninh, nhưng địa điểm phải kể đến các hàng quán dọc con đường đi lên đền thờ Trần Quốc Nghiễn (hay đền Cửa Ông) thành phố Cẩm Phả. Trong đời sống người Quảng Ninh và đặc biệt là Sán Dìu, món bánh thơm dẻo này không chỉ là một thức quà ăn vặt, ăn chơi mà còn là thứ bánh để cúng những dịp lễ tết.
Bánh gật gù
Bánh gật gù được làm từ bột gạo có vẻ bề ngoài giống bánh cuốn, bánh phở. Ngày nay có nhiều nơi sử dụng máy nghiền bột gạo để bớt công đoạn xay cối đá bằng tay, nên bột bánh thiếu vị đậm đà vốn có của bột gạo. Để ăn miếng bánh ngon đúng vị cũng cần sự mày mò và khám phá.
Người xưa truyền lại rằng, trước đây người dân Tiên Yên thường ăn sáng bằng bánh phở, nhưng không thích có nhân, mà thích vị đậm đà từ gạo xứ Tiên Yên, miếng bánh cuộn tròn, dẻo quẹo, gật lên gật xuống khi cầm tay quẹt một chút nước mắm chấm, mọi người tấm tắc khen ngon, ấy thế là bánh gật gù có tên từ đó.
Bánh mỳ mỏ
Bánh mỳ mỏ tuy giản dị nhưng là một món đặc sản rất riêng của Thợ mỏ. Hiện nay, bánh mỳ mỏ không những được phục vụ tại các đơn vị khai thác than, mà đã trở thành món ăn quen thuộc của người dân Vùng Mỏ, được rao bán ở nhiều nơi. Những người con Quảng Ninh khi đi xa vẫn thường nhớ về món bánh mỳ mỏ mang đậm hương vị Vùng Than…
Ngày nay, không khó để bạn tìm được nhiều loại bánh ngon cho mình. Nhưng bánh mỳ mỏ có những điều khác biệt. Thứ nhất, nó ngon. Điều này từ lâu đã trở thành thương hiệu. Nó không chỉ được công nhân mỏ mà cả nhân dân Quảng Ninh và các vùng lân cận biết đến, nhất là vợ con, gia đình thợ mỏ từ nhiều vùng quê. Ai có người thân làm thợ mỏ, khi ra chơi, chắc hẳn có thể một đôi lần được ăn và nhớ mãi. Báo chí trong và ngoài Ngành cũng đã tốn không ít giấy mực viết về bánh mỳ mỏ từ nhiều năm qua. Thứ hai, bánh mỳ mỏ không dễ mua.
Đơn giản là bánh mỳ mỏ chỉ làm cho công nhân mỏ, phục vụ công nhân ăn bồi dưỡng giữa ca để tăng cường sức khỏe. Đây cũng là điều đặc biệt để không lý do gì mà các nhà quản lý, những người thợ làm bánh lại không làm những chiếc bánh mỳ đảm bảo lượng dinh dưỡng, dễ ăn cho công nhân của mình. Trải qua bao nhiều năm, mỏ này học tập mỏ kia, bằng tình cảm thiêng liêng với thợ lò, chiếc bánh mỳ mỏ trở nên “láp lánh” thương hiệu của mình. Và nó không đơn thuần chỉ chứa đựng dinh dưỡng của bánh, mà còn chứa đựng những thứ tình cảm đặc biệt của người làm bánh đối với thợ mỏ.
Gỏi ngán
Những con ngán bánh tẻ là thích hợp nhất cho món gỏi, đơn giản, đấy là thời kỳ sung sức nhất trong cuộc đời của chúng. Thịt ngán tách ra được rửa trong nước ngán cho hết bùn, cát ở miệng rồi vớt để vào rổ cho róc kiệt nước.
Ngán, sò ở Yên Hưng rất nổi tiếng, bởi nó béo (Ảnh sưu tầm)
Xong thì thái chỉ, nhỏ, ngang thân ngán trên một cái thớt khô, sạch. Ngán có gan màu tiết hoặc màu sẫm, vì thế khi thái chỉ nhỏ, trộn đều lại với nhau trông đĩa thịt ngán có màu đỏ hơi sậm. Thế là đã có đĩa gỏi ngán.
Xem thêm: Vịnh Hạ Long điểm đến không thể bỏ lỡ
Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Quảng Ninh
Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Bình Liêu
Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Cô Tô
Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Quan Lạn
Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Móng Cái
Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch vịnh Hạ Long
Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Yên Tử, Quảng Ninh
Discussion about this post