Đi phượt từ lâu đã trở thành thú vui của nhiều người chứ không chỉ riêng với giới biker. Tuy nhiên, để có một chuyến đi an toàn và thuận lợi, việc nắm vững những kỹ thuật cơ bản khi đi phượt là điều vô cùng quan trọng. Hãy cùng RuudNguyen.com tìm hiểu về những kỹ thuật lái xe mà bạn nên biết nhé.
Dưới đây là một số kỹ thuật cơ bản khi đi phượt cơ bản. Những kỹ thuật lái xe khi đi phượt này đặc biệt hiệu quả và vô cùng có ích đối với những phượt thủ mới bắt đầu.
Không bóp côn khi vào cua
Khi đi phượt các bạn hãy luôn kiểm soát tốc độ và tập trung (Ảnh sưu tầm)
Vào cua là một trong những tình huống dễ xảy ra tai nạn nhất kể cả với những tay nài chuyên nghiệp, chuyện té ngã khi ôm cua vẫn xảy ra như cơm bữa. Đa phần những người mới làm quen xe máy sẽ có thói quen bóp côn khi vào cua.
Hơn nữa, khi trả côn để sang số, xe rất dễ xảy ra tình trạng trượt bánh và bị mất độ bám đường làm tăng nguy cơ xảy ra tai nạn. Vì vậy hãy luôn kiểm soát tốc độ và chắc chắn rằng về số thấp trước khi vào cua.
Giảm tốc độ khi qua đoạn đường xấu
Di chuyển trên các đoạn đường xấu nên đi ở số thấp (Ảnh sưu tầm)
Dao động, rung lắc của xe máy khi xe lăn bánh qua những ổ gà, ổ voi hoặc đường gồ ghề là loại dao động cưỡng bức gây ra bởi lực quán tính của tải trọng toàn bộ xe khi thay đổi tốc độ đột ngột. Anh em lái xe thường gọi đơn giản là “xóc”.
Với những đoạn đường xấu, đường gồ ghề, nhiều ổ gà, hay đường sình lầy, bạn nên giảm tốc độ để có thể điều khiển xe một cách dễ dàng. Di chuyển trên các đoạn đường xấu nên đi ở số thấp (thông thường ở số 1 hoặc 2), lúc này lực kéo của máy khá mạnh có thể giúp bạn dễ dàng vượt qua những chướng ngại nhưng không khiến xe lao đi quá nhanh.
Kỹ thuật chạy xe khi đi đường đèo
Nếu chẳng may gặp tai nạn trên đoạn đường đèo cái giá phải trả là rất đắt (Ảnh sưu tầm)
Với những người chỉ quen chạy xe máy trong thành phố hoặc đường trường nhưng bằng phẳng thì đường đèo dốc quanh co là một thách thức lớn. Độ dốc lớn của đường núi sẽ khiến xe lao xuống nhanh, hướng thay đổi liên tục nên nếu không thể kiểm soát tốc độ, rất dễ tai nạn.
Để qua đèo an toàn, các phượt thủ đặc biệt là người mới cần nắm vững một số kỹ thuật cơ bản bên dưới đây, bởi vì nếu chẳng may gặp tai nạn trên đoạn đường không có rào chắn thì việc có thể lành lặn đứng dậy là điều khó xảy ra.
Không tắt máy
Dù đi xe máy gì, cũng nhất thiết không được tắt máy. Khi tắt máy, xe sẽ chạy theo quán tính rất nguy hiểm, khi ấy không thể phanh động cơ, thậm chí phanh tay cũng mất tác dụng bơm dầu.
Xe côn tay và xe số
Với xe số, sẽ rất dễ để phanh động cơ bằng cách đơn giản là về số thấp. Ví dụ, khi xuống dốc bằng số 4, thấy xe chạy nhanh quá mức, hãy về số 3 để xe ghìm lại. Lúc ấy xe sẽ chạy chậm hơn.
Về cơ bản, khi xuống số thấp, xe sẽ phải cần lực kéo lớn hơn, nhưng không thêm ga nên xe sẽ chạy chậm hơn khi ở số cao.
Xe ga
Khi bắt đầu đổ đèo, cho xe chạy xuống với tốc độ khoảng 15 km/h thì bắt đầu rà phanh, xoắn nhẹ tay ga, vừa mớm ga vừa phanh để giữ tốc độ ổn định từ 15-20 km/h. Khi đó, bộ côn đã bám (côn sẽ không bám nếu chạy quá chậm, dưới 15 km/h). Nhả phanh và ga, xe sẽ bị ghìm lại. Do côn vẫn bám và xe bị động cơ kéo giật lại, máy sẽ gào, gằn ra tiếng to lơn.
Kỹ thuật vượt xe khi lái xe đi phượt
Khi đi phượt mọi ngươi hay có thói quen vượt bên phải ô tô (Ảnh sưu tầm)
Nếu bạn muốn vượt bên phải của xe ô tô, hãy vượt khi ở đoạn đường thẳng, tránh vượt ở các khúc cua vì bạn sẽ dễ bị ép ra khỏi làn đường. Trước khi vượt nhớ nhá đèn xin vượt, bấm còi, nếu xe ô tô chạy chậm lại hoặc di chuyển ra giữa để nhường đường thì bạn hãy nhanh chóng vượt lên.
Nếu bạn muốn vượt bên trái của xe ô tô, lúc này bạn sẽ phải lấn sang làn đường bên cạnh. Hãy vượt ở những đoạn đường thẳng dài. Tránh vượt ở các khúc cua vì đây là đoạn đường khuất tầm nhìn, vì vậy bạn sẽ không biết được xe nào đang đi tới.
Xem thêm: Lý do khiến phanh xe máy bị kêu và cách khắc phục
Xem thêm: Gương chiếu hậu xe máy nên lắp loại nào thì không bị phạt?
Xem thêm: Xăng E5 và 95 là gì? đi phượt nên đổ xăng loại nào?
Discussion about this post