Nếu phát hiện một thiết bị điện nào đó trên xe không hoạt động được thì khả năng cao là cầu chì bị đứt, cháy. Khi này chỉ cần kiểm tra và thay mới đúng cầu chì đó. Tác dụng của cầu chì ô tô có là bảo vệ các thiết bị điện trên xe, tránh hiện tượng quá tải gây cháy, nổ. Khi cường độ dòng điện tăng đột ngột cầu chì sẽ tự ngắt để bảo vệ thiết bị. Sau đây, hãy tham khảo thêm một số thông tin mà RuudNguyen.com chia sẻ dưới bài viết này nhé.
Vị trí cầu chì xe ô tô nằm ở đâu?
Hầu hết các loại xe ô tô hiện nay đều được trang bị hai hộp cầu chì (Ảnh sưu tầm)
- Một hộp nằm trong khoang động cơ, khi mở nắp Capo lên, nhìn vào góc bên phải trên cùng của khoang máy sẽ thấy.
- Ở khu vực phía trong khoang lái hoặc phía trái dưới vô lăng thấy một nắp chắn có móc kéo thì chính là hộp còn lại, hầu hết các dòng xe của các hãng đều thiết kế hộp cầu chì nằm tại vị trí này để bảo vệ các thiết bị điện bên trong.
Giải mã các ký hiệu cầu chì trên xe ô tô
CIGAR: Cầu chì đầu tẩu
WIPER: Cầu chì gạt mưa
ENGINE: Cầu chì qua hệ thống điện điều khiển động cơ
SUB Start: Cầu chì đề xe
MEMORY: Cầu chì bộ nhớ
AIR SUS: Cầu chì hệ thống treo
RAD: Cầu chì quạt két nước
ALT: Cầu chì máy phát điện
FITER: Cầu chì tụ lọc
TOWING: Cầu chì rơ mooc
SPARE: Dự phòng
FUSE PULER: Kẹp rút cầu chì khi thay
HEAD (LOW): Cầu chì đèn cos – chiếu gần
HEAD (HIGHT): Cầu chì đèn pha – chiếu xa
FOG LAMP: Cầu chì đèn sương mù
TAIL (INT): Cầu chì đèn hậu bên trong
TAIL (EXT): Cầu chì đèn hậu bên ngoài
STOP: Cầu chì đèn phanh
HAZARD: Cầu chì đèn khẩn cấp
METER: Cầu chì đèn đồng hồ taplo
TURN: Cầu chì đèn báo rẽ
DOME: Cầu chì đèn trần
HORN: Cầu chì còi xe
HEATER: Cầu chì sưởi – quạt gió
A/CON: Cầu chì điều hòa xe (máy lạnh)
D/LOCK: Cầu chì khóa cửa
P/WINDOW: Cầu chì cửa kính điện
RR DEF: Cầu chì sấy kính sau
Các loại cầu chì ô tô
Hiện nay, trên thị trường chỉ có hai loại cầu chì xe hơi thông dụng là cầu chì lưỡi dao, cầu chì ống thủy tinh.
Cầu chì lưỡi
Cầu chì loại lưỡi được phát triển vào cuối những năm cuối thế kỷ 20 và đã được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng ô tô kể từ đó đến nay. Tất cả các cầu chì lưỡi đều có chung một thiết kế cơ bản, bao gồm hai lưỡi kim loại được bọc trong một miếng nhựa mờ hình chữ nhật, mỏng.
Cầu chì loại lưỡi được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng ô tô (Ảnh sưu tầm)
Các lưỡi được nối với nhau bằng một miếng kim loại thứ ba mỏng hơn một trong hai lưỡi. Mảnh kim loại ở giữa này là phần được thiết kế để cháy khi có một mức dòng điện cụ thể chạy qua nó, phá vỡ tiếp xúc điện giữa hai lưỡi.
Cầu chì lưỡi có một số kích thước khác nhau như: Micro; Standard (APR, ATC, ATO) – Đây cũng là loại cầu chì được sử dụng phổ biến trong hầu hết các dòng xe hơi và xe tải hiện nay; Mini (APM, ATM); Maxi (APX).
Cầu chì ống thủy tinh
Trước năm cuối thế kỷ 20 cầu chì ống thủy tinh xuất hiện khá nhiều trên các dòng xe của Mỹ. Bên trong ống có dây mỏng hoặc dải kim loại cung cấp tiếp xúc điện được nối với 2 nắp. Dây hoặc dải này được thiết kế để giúp bảo vệ cầu chì trước bụi bẩn và hỗn hợp nhiên liệu bên trong động cơ.
Các cầu chì này bao gồm hai nắp ở 2 đầu bằng kim loại với một ống thủy tinh (Ảnh sưu tầm)
Ngoài ra, hiện nay, cầu chì ống thủy tinh thường được sử dụng để bảo vệ các thiết bị có điện áp cao như động cơ ô tô, điều hòa, bơm dầu…
Cầu chì ống thủy tinh có hai loại:
- Loại D có cấu tạo gồm ống thủy tinh ở giữa được giới hạn bởi hai đầu kim loại và một dây chì bên trong.
- Loại liên kết hoặc HRC được làm bằng chất liệu sứ, bạc hoặc gốm, phần ống cầu chì làm từ cát silic.
Trên đây là những thông tin về ý nghĩa các ký hiệu cầu chì trên xe ô tô. Hy vọng bài viết này của mình đã mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích khi cần sửa chữa và thay thế cầu chì bị hỏng mỗi khi đi phượt.
Xem thêm: Kinh nghiệm chọn mua bơm lốp cho xe ô tô
Xem thêm: Kinh nghiệm kiểm tra dầu nhớt ô tô chuẩn nhất
Xem thêm: Một số nguyên tắc khi sử dụng lốp dự phòng ô tô loại nhỏ
Xem thêm: Cách kiểm tra và thay thế cầu chì xe ô tô
Discussion about this post